Tại Hội nghị COP 27 được tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập. Dự kiến từ ngày 6 -18/11/2022, các quốc gia tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm thực hiện các cam kết ứng phó với khủng hoảng khí hậu.
Áp lực từ gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao khiến tài nguyên nước có nguy cơ cạn kiệt. Quy hoạch tài nguyên nước là “chìa khóa” để giải quyết những yêu cầu thực tiễn trong quản lý Nhà nước về nguồn tài nguyên này.
Trong những năm tới, Luật Tài nguyên nước sửa đổi cần tập trung vào 5 nhóm chính sách: Đảm bảo an ninh nguồn nước; bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra; chính sách xã hội hóa ngành nước; chính sách tài chính về tài nguyên nước…
Mới đây, Bộ TN&MT đã tổ chức cuộc họp trực tuyến Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐCP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
50 năm qua, nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất đã tăng gấp 3 lần và hiện đang thiếu gay gắt vào những năm khô hạn. Đề án an ninh tài nguyên nước quốc gia trình Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp chủ yếu.
Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái.
Ngày 24 -25/2, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) tổ chức Hội thảo Phát triển Mạng lưới Bảo Tồn Nguồn Nước Việt Nam (VIWACON) lần thứ 2.
An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia. Quản lý tài nguyên nước sẽ góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước.
Hệ thống cấp nước sạch cho TP.Phú Quốc đã hoạt động gần hết công suất, bình quân 21.000 - 23.000 m3/ngày. Do nhu cầu sử dụng phát triển nhanh, dự kiến những năm tiếp theo công suất nhà máy nước sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt.
Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng khá lớn, trải dài từ Bắc vào Nam.
Việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai.
Hành động về nước và khí hậu phải được tích hợp quản lý để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước trong bối cảnh dân số toàn cầu gia tăng và suy thoái môi trường.
Nhằm tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ đối với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu, dự án do GCF tài trợ 30 triệu USD sẽ được triển khai tại 5 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Những năm gần đây, tài nguyên nước thế giới đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt. Theo WHO và UNICEF, trong năm 2020, cứ 4 người thì có 1 người thiếu nước uống an toàn trong nhà và gần một nửa dân số thế giới thiếu điều kiện vệ sinh được quản lý an toàn.
Tình trạng sử dụng nước kém hiệu quả; việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phát triển kinh tế chưa bền vững… đang đặt Việt Nam đứng trước nhiều thách thức không nhỏ liên quan đến an ninh nguồn nước.
Ngày 15/6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng Thứ trưởng Lê Công Thành đã họp với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nghe báo cáo về hoàn thiện đề án Bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia.
Ngày 15/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình xây dựng Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.
Chiều ngày 28/5, Bộ NN&PTNT và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức Lễ ký văn kiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ đối với an ninh nguồn nước do BĐKH khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam".
Bộ TN&MT vừa có Công văn số 2316/BTNMT -TNN gửi Bộ Xây dựng; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cung cấp thông tin, số liệu xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.