Giới khoa học cảnh báo tuy lượng băng tại Nam Cực đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, song sẽ không có biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này.
Theo báo cáo Tổ chức Bảo vệ quyền trẻ em KidsRights của Hà Lan cho biết, biến đổi khí hậu đang khiến cuộc sống của gần 1 tỷ trẻ em trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng, mức sống của thế hệ trẻ cũng không được cải thiện trong thập kỷ qua.
Hiện tượng Trái Đất nóng lên và các đợt nắng nóng kéo dài có mối liên quan trực tiếp với nhau, nhưng rất khó để nghiên cứu các động lực học khí quyển dẫn đến sự hình thành của các trận bão tuyết.
Nắng nóng gay gắt cùng hạn hán nghiêm trọng kéo dài đang ảnh hưởng nặng nề đến vùng sản xuất nông nghiệp cũng như sức khỏe, hệ sinh thái đa dạng vùng tại bang California lớn nhất nước Mỹ.
Hàng chục căn nhà bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm thực của biển, người dân và chính quyền xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, Bến Tre mong muốn sớm hoàn thiện kè chống sạt lở bờ biển để giữ đất, ổn định cuộc sống và tạo động lực phát triển du lịch địa phương.
Theo đại diện Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp thông tin, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng phù sa bồi đắp giảm khiến nguồn tài nguyên cát tại địa phương ngày càng cạn kiệt, hiện chỉ đáp ứng chưa tới 50% nhu cầu thực tế.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo, thế giới đang đương đầu với tình trạng khẩn cấp về đại dương khi các vùng biển đều rơi vào khủng hoảng.
Biến đổi khí hậu đang khiến cuộc sống con người trên Trái Đất ngày càng bị đe doạ. Đặc biệt, trẻ em luôn là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thảm họa, thiên tai do tính dễ tổn thương về thể chất và tâm lý xã hội.
Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trung bình tăng lên, làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Các nhà khoa học đã chứng minh được sự di cư của một số loài do sự ấm lên của Trái đất.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo biến đổi khí hậu và xung đột vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bất bình đẳng về thu nhập và về giá lương thực.
Gần 20% diện tích một hòn đảo trong Công viên Biển Quốc gia Mu Ko Angthong, Thái Lan, đã bị tách ra khỏi đảo chính. Vụ vỡ đảo có thể là do mưa lớn và sóng mạnh.
Bão Laura cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người và tàn phá nhiều nhà cửa khi đổ bộ vào bang Louisiana, Mỹ. Indonesia vừa nhận được ngân sách hỗ trợ hơn 100 triệu USD để tăng cường ứng phó nạn cháy rừng và giảm lượng khí thải carbon ra môi trường... là những tin tức quốc tế nổi bật trong tuần qua.
Sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn sống trên Trái đất trong thời đại Pleistocene như voi ma mút lông cừu, sư tử hang và tê giác lông cừu thường được cho là do sự săn bắn quá mức của con người. Nhưng một nghiên cứu mới công bố ngày 13/8 trên tạp chí Current Biology cho rằng, sự tuyệt chủng của nhiều loài, trong đó có tê giác lông cừu còn vì nguyên nhân khác: biến đổi khí hậu.
Trên toàn thế giới, biến đổi khí hậu đang biến những mùa hè rực rỡ thành ác mộng về nhiệt độ, cùng với thiên tai, bão lũ, hạn hán... gây hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế và đời sống người dân. Theo báo cáo đếm ngược Lancet 2019 (Lancet Countdown), trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Xây dựng xanh, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng chống nóng bền vững cho các đô thị. Các giải pháp này không chỉ giải quyết được cái nóng bên trong lẫn bên ngoài toà nhà, mà còn giúp giảm nền nhiệt độ chung của đô thị, tạo ra môi trường thoải mái để làm việc và tận hưởng.
Hội nghị cấp cao về thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ đại dương nhằm thảo luận về những thách thức chính do biến đổi khí hậu và ô nhiễm, nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia và cộng đồng dễ bị tổn thương, bảo vệ hệ sinh thái đại dương để phát triển kinh tế.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khu vực thành thị ngày càng nóng lên, nhiệt độ tại các thành phố lớn luôn nóng hơn các khu vực lân cận đến 10 độ C. Nhiều giải pháp chống nóng cho thành phố được các kiến trúc sư, chuyên gia xây dựng hiến kế nhằm tiết kiệm năng lượng và giúp cuộc sống đô thị "dễ thở" hơn.
Bạn có biết rằng người hay mua sắm quần áo mới đã vô tình xả thải và gây ô nhiễm môi trường không kém gì những người chạy xe hơi? Điều này thực sự đáng lo ngại khi tốc độ mua sắm quần áo mới và thải loại đồ cũ ra môi trường không ngừng tăng nhanh.
Theo công bố mới đây của CDP (Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cung cấp thông tin về tác động của môi trường đến phát triển kinh tế), biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể khiến các doanh nghiệp (DN) lớn trên thế giới mất hơn 1 nghìn tỉ đô la trong vòng 5 năm tới.