Trong số các quốc gia phát triển đã tham gia ký kết thỏa thuận Paris năm 2015 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu, Australia dường như vẫn khá chậm chạp trong việc hiện thực các mục tiêu giảm phát thải của mình.
Chính phủ Australia vừa phê duyệt khoản tài trợ 5 triệu đô la Úc (AUD) hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh, giảm lượng khí thải carbon và cải thiện đời sống, sinh kế cho người dân.
Dự án năng lượng khổng lồ trị giá 22 tỉ USD ở Australia sẽ truyền tải điện đi hơn 3.100 dặm (5.000 km) tới Singapore, thông qua các tuyến cáp cao áp dưới biển. Đây sẽ là trang trại năng lượng mặt trời và cơ sở lưu trữ pin mặt trời lớn nhất trong lịch sử.
Australia đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng hơn.
Tờ Guardian của Anh đưa tin, gấu koala có thể sớm đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Queensland, New South Wales và Lãnh thổ Thủ đô Australia sau khi cháy rừng thiêu rụi và hủy hoại môi trường sống của các quần thể gấu túi vốn đang gặp khó khăn này.
Chính phủ Australia vừa hỗ trợ 39 triệu USD cho 6 dự án thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ cắt giảm lượng khí thải.
Trong giai đoạn 2005-2019, tốc độ giảm lượng khí thải của Australia nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế có quy mô tương tự như Canada, New Zealand, Nhật Bản và Mỹ.
Năm 2020, hơn 362.000 tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà đã được lắp đặt trên khắp đất nước Australia theo Chương trình Năng lượng Tái tạo Quy mô nhỏ của chính phủ.
Ngày 5/5, chính phủ Australia vừa công bố khoản tài trợ lên đến hơn 100 triệu AUD để xây dựng 3 nhà máy sản xuất hydrogen nhằm đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sạch ở nước này.
Ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng kể.
Hợp tác đổi mới sáng tạo giữa Australia và Việt Nam đã giúp đem lại nguồn nước sạch cho hàng nghìn người dân trong các vùng lũ lụt miền Trung hay đồng bằng sông Hồng.
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định Australia sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 bằng các giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác và sản xuất.
Thiết bị này là một cấu trúc quang nhiệt, thu nước ngọt từ nước biển, nước lợ hoặc nước ô nhiễm thông qua bay hơi nhờ năng lượng mặt trời hiệu quả cao.
Giới chức Australia cảnh báo thảm họa lũ lụt tại bờ biển phía Đông của nước này còn tiếp diễn trong bối cảnh có thêm hàng nghìn cư dân được lệnh sẵn sàng sơ tán trong ngày 23/3. Lực lượng tình nguyện cũng đã cứu được hàng trăm người trong dòng nước lũ.
Queensland vừa trở thành bang thứ 2 tại Australia, sau bang Nam Australia, quyết định cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần nhằm bảo vệ các đại dương và môi trường sống của con người.
Tàu vận chuyển hàng Iron Gate mang cờ Liberia của công ty Kairasu Shipping S.A đã xả một thùng chứa đầy rác thực phẩm tại khu vực Rạn san hô Great Barrier sau khi có sự đồng ý của thuyền trưởng.
Vụ cháy rừng khiến nhiều người phải đi sơ tán, dù thành phố Perth vừa bước sang ngày thứ hai của đợt phong tỏa kéo dài 5 ngày nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Nghiên cứu của Hội đồng Khí hậu tại Australia cho thấy biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định tài chính của Australia, có khả năng khiến nước này thiệt hại ít nhất 100 tỉ AUD/năm.
Australia vừa công bố lộ trình chi tiết xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chuyển đổi sâu sắc văn hóa quốc gia sang coi trọng việc tái chế.