Chủ nhật, 24/11/2024 02:44 (GMT+7)
Thứ hai, 15/07/2024 13:30 (GMT+7)

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Gia Lai

Theo dõi KTMT trên

Tại buổi làm việc đoàn đã tập trung xem xét những vấn đề nổi cộm, cấp thiết, nhất là công tác đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị.

Đoàn công tác do ông Nguyễn Duy Hưng-Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn. Cùng tham dự buổi làm việc có các đồng chí đại diện lãnh đạo các vụ thuộc Ban Kinh tế Trung ương; Về phía tỉnh Gia Lai, có các đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo 2 huyện Kbang, Kông Chro.

Tại đây, ông Ral Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, cho biết qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30 và Kết luận số 82, nhận thức của các cấp ủy, đơn vị, địa phương, đặc biệt người dân và các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp được nâng lên. Bên cạnh đó đã tạo việc làm ổn định, bảo đảm quyền lợi cho người lao động tại địa phương.

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Gia Lai - Ảnh 1
Ông Nguyễn Duy Hưng-Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Theo đó, tỉnh này đã cổ phần hóa 3 công ty nông nghiệp gồm Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai, Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ và Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn. Sau khi cổ phần hóa 3 công ty nông nghiệp đi vào hoạt động ổn định, các chỉ tiêu về tài chính, lao động, tình hình kinh doanh ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh cũng ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai, thực hiện các nghị quyết đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Trong đó, 11 công ty lâm nghiệp sau khi sắp xếp mô hình, tổ chức quản trị, hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý rừng và đất rừng hiệu quả hơn. Hoàn thành việc rà soát, cắm mốc ranh giới đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Tại 3 công ty nông nghiệp, nhà nước không còn nắm giữ cổ phần. Sau khi cổ phần hóa đã trả về cho địa phương trên 1.300 ha đất. Tại 11 công ty lâm nghiệp, nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty đã trả gần 1.500 ha đất về cho địa phương quản lý.

Qua đó, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30- NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW nhận thức cấp ủy, đơn vị và địa phương, đảng viên, người dân và các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng cao. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong chỉ đạo sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp tạo việc làm ổn định, bảo đảm quyền lợi cho người lao động địa phương, bảo toàn vốn của chủ sở hữu, đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản, chấp hành tốt các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Gia Lai - Ảnh 2

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp tại Gia Lai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp tại Gia Lai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Trong đó, quá trình cổ phần hóa các công ty nông nghiệp còn chưa chặt chẽ, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, nhất là lĩnh vực đất đai, chế độ cho người lao động. Tại các công ty lâm nghiệp vẫn còn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại một số lâm phần.

Bên cạnh đó, các công ty lâm nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế tài nguyên rừng, đất rừng được giao, chưa thu hút vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển vốn rừng, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng hàng năm không ổn định. Đặc biệt, nhiều công ty lâm nghiệp chưa thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt. Vẫn còn xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại một số lâm phần do các công ty lâm nghiệp quản lý, bảo vệ. Hầu hết các công ty lâm nghiệp chưa chủ động nguồn kinh phí quản lý, bảo vệ rừng

Ông Ral Lan Chung đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên của các công ty lâm nghiệp trong thời gian đóng cửa rừng lên mức 1,3 triệu đồng/ha; đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp.

Tại buổi làm việc ông Nguyễn Duy Hưng-Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao địa phương đã triển khai thực hiện nhiều việc trong thực hiện Nghị Quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Chia sẻ về những khó khăn của tỉnh Gia Lai trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 và Kết luận số 82 của Bộ Chính trị thời gian qua. Phó Trưởng Ban Điều hành Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng thay mặt đoàn công tác tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của tỉnh Gia Lai.

Qua đó, mong muốn tỉnh Gia Lai sẽ có đề xuất các mô hình mới, hiệu quả, tạo đột phá mạnh mẽ cho tỉnh trong triển khai nhiệm vụ này. Đồng thời mong sớm hoàn thiện các đề xuất của tỉnh để Ban Kinh tế Trung ương bổ sung, hoàn chỉnh, báo cáo trình Bộ Chính trị.

Phạm Trọng Nghị

Bạn đang đọc bài viết Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Gia Lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới