Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon tại cuộc họp về tình hình quản lý tín chỉ carbon và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn tín chỉ carbon với mức giá 5 USD/tấn (mức giá tự nguyện). Số còn lại Bộ muốn thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.
Việt Nam đứng thứ 15 trong số 60 quốc gia có khả năng bán tín chỉ carbon từ rừng. Về tiềm năng của thị trường, Cục Lâm nghiệp tính toán nước ta có thể bán được 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, thu về khoảng 5.000 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Kế hoạch “Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 – 2030”. Đáng chú ý đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), thu về gần 1.250 tỷ đồng.
Theo các nhà phân tích, diện tích rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng.
Là địa phương có hàng trăm ngàn ha rừng, Đồng Nai sở hữu tiềm năng lớn để sản xuất, mua bán tín chỉ carbon. Để nguồn “tài nguyên” mới này trở thành hiêu quả kinh tế thì Đồng Nai cần xây dựng các đề án, dự án để tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên này.