Các nhà khoa học muốn tạo ra hàng ngàn con voi ma mút lông cừu và đưa chúng trở lại sinh sống ở Bắc Cực. Sự hiện diện của một sinh vật khổng lồ ở khu vực này giúp ngăn chặn băng tan và giảm lượng phát thải CO2 đáng kể.
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra sự cực đoan của thời tiết. Đó là điều không mới mẻ gì. Tuy nhiên, trên thực tế biến đổi khí hậu đã diễn ra khốc liệt và khó kiểm soát hơn, gây lên những tác động trực tiếp tới hành tinh.
Lớp băng của vùng Groenland đang gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nhà khoa học khi tan chảy 3.500 tỉ tấn trong 10 năm, vào lúc mà tình trạng hâm nóng bầu khí quyển ở vùng Bắc Cực nhanh gấp 3 lần những nơi khác trên thế giới.
Mới đây, các hồ băng ở dãy núi Alps tan chảy không còn là dự báo như trước mà đã trở thành hiện thực. Băng trong hồ tan chảy và mực nước hồ dâng cao là mối đe dọa lớn với người dân nơi đây.
Lớp băng vĩnh cửu như một chiếc tủ lạnh tự nhiên lưu giữ mọi thứ chôn vùi trong suốt hàng trăm nghìn năm. Khi băng tan do khí hậu nóng lên, nguy cơ sẽ xảy ra tình trạng các loại virus cổ đại hồi sinh.
Phân tích mới nhất của các nhà khoa học cho thấy, sự tan chảy của băng vùng cực không những làm thay đổi mực nước của các đại dương, mà nó còn khiến lớp vỏ Trái Đất biến dạng.
Theo nghiên cứu được Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 26/5, có 40% khả năng nhiệt độ Trái Đất tạm thời tăng ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong vòng 5 năm tới.
Sau khoảng 2 tháng rưỡi, các nhà nghiên cứu thấy rằng băng trong khu vực được bao phủ bằng những tấm chăn từ vải địa kỹ thuật tan chảy ít hơn so với khu vực không được bao phủ khoảng 1 m.
Toàn bộ băng ở 2 cực tan ra, mực nước biển sẽ dâng ít nhất là 66m. Những thành phố ven biển như New York, Thượng Hải, London... ngay lập tức gánh chịu hậu quả khi lũ lụt ngập khắp nơi.
Ngày 6/8, các nhà nghiên cứu cho biết, thềm băng cuối cùng còn nguyên vẹn ở Bắc Cực thuộc Canada đã tan chảy, mất hơn 40% diện tích chỉ trong hai ngày vào cuối tháng 7.
Ngày 24/7, Cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc cảnh báo, một đợt nắng nóng đặc biệt đã thổi bùng lên những đám cháy tàn phá vòng Bắc Cực và góp phần làm suy giảm nhanh chóng băng biển ngoài khơi Bắc Cực của Nga.
Hai hình ảnh vệ tinh của một sông băng ở Patagonia (Chile) cách nhau 30 năm đã cho thấy nó mất đi một nửa chiều dài. Theo các nhà khoa học, có thể đây là dòng sông tan chảy nhanh nhất thế giới.