Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định dừng tất cả các hoạt động khai thác các sân bay Chu Lai, Phù Cát, Đà Nẵng, Tuy Hòa và Pleiku từ 18h chiều nay (27/10).
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 20h ngày 27/10 cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
Để chủ động trong chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 (cơn bão rất mạnh dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào khu vực Trung và Nam Trung Bộ), Thủ tướng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại TP.Đà Nẵng.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên và gây mưa to đến rất to ở nhiều nơi.
Để chủ động phòng tránh “siêu bão” số 9 sắp đổ bộ, hàng loạt chuyến bay đi, đến Huế (Phú Bài), Đà Nẵng, Quảng Nam (Chu Lai), Tuy Hòa, Gia Lai, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Đà Lạt và Khánh Hòa trong ngày 27/10 sẽ được khai thác sớm hơn giờ dự kiến.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 9 (Molave), các địa phương ven biển miền Trung đang khẩn trương thực hiện công tác phòng, chống, sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ.
Bão Molave di chuyển ổn định theo hướng Tây Tây Bắc với vận tốc 25 km/h trong 24 giờ tới. Rạng sáng 28/10, bão tiến vào vùng biển Đà Nẵng - Phú Yên với sức gió mạnh cấp 14.
Sáng 26/10, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp trực tuyến chỉ đạo công tác ứng phó với bão Molave, là cơn bão số 9 năm 2020.
Sáng sớm nay (26/10), áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 8 đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Trong khi đó, bão số 9 sẽ di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh và phạm vi ảnh hưởng rộng.
Dự báo, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Dự báo đêm nay (25/10), bão số 8 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị gây mưa diện rộng và gió giật mạnh trên đất liền. Trong khi đêm mai, bão số 9 sẽ đi vào Biển Đông.