Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.
Ngày 18/7/2024, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng đã xét xử và tuyên án 10 năm tù đối với đối tượng Hoàng Văn Hảo về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.
Đối tượng Ninh Bá Điền (sinh năm 1987, trú quán Bắc Giang) bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 12 năm tù vì vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi từ Angola về Việt Nam.
Công an huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) vừa bắt giữ đối tượng Trần Mạnh Hưng (SN 1991), trú tại huyện Hàm Thuận Nam khi đối tượng này đang vận chuyển trái phép hai cá thể khỉ đi tiêu thụ.
Việt Nam - Canada tăng cường hợp tác về môi trường; 8 tháng đầu năm thu tiền dịch vụ giảm 18%; Quảng Bình phát hiện hang động mới; Tỷ lệ đối tượng buôn bán động vật hoang dã bị bắt giữ ở mức cao.
Đó là các cuộc “đấu trí” đôi khi lắt léo, lắm lúc khốc liệt đã xảy ra, với nhiều tình huống thót tim mà nhà báo trẻ Hoàng Chiên và nhóm phóng viên Báo Nông thông Ngày nay/Dân Việt có vinh dự góp một phần nhỏ bé vào đó.
Bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của Việt Nam đối với các công ước và hiệp ước quốc tế.
Khi các hạn chế trong đại dịch đang giảm dần, cũng là lúc tình hình buôn bán động vật hoang dã bắt đầu “nóng” trở lại, một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.
18 tổ chức phi Chính phủ trong nước và quốc tế tại Việt Nam đã đồng loạt ký tên vào thư ngỏ gửi đến Thủ tướng Chính phủ về sự cấp bách và đề xuất các giải pháp cần thiết để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư tại Việt Nam.
Sau hơn một năm dịch Covid-19 bùng phát, kết quả cho thấy người dân đã nhận thức rõ về rủi ro về việc tiếp xúc giữa con người và động vật, đặc biệt trong các trường hợp liên quan tới nạn phá rừng và buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ cao.
Danh sách ĐVHD có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng dày thêm, hiện đã lên đến gần 1.000 loài. Với tốc độ săn bẫy để phục vụ cho các nhà hàng sang trọng như hiện nay thì dù hàng trăm khu bảo tồn hoạt động hết công suất cũng không bao giờ đuổi kịp.
Công chức, viên chức, người lao động và người dân không được phép tham gia săn, bắt, mua, bán, tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã, đặc biệt là trước và trong Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Liên tiếp trong những ngày cuối năm 2020, một số đối tượng vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép đã bị Tòa án tuyên phạt mức án tù nghiêm khắc.
Lợi dụng sự chồng chéo và chưa chặt chẽ trong một số quy định pháp luật hiện nay về việc quản lý nguồn gốc động vật, các đối tượng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã tăng cường hoạt động, đe dọa sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Thanh tra Sở NN&PTNT và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ.
Trong năm 2019, Phòng Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) của ENV đã ghi nhận hơn 2.400 trường hợp quảng cáo ĐVHD trên Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok và các trang mạng điện tử khác.
Ngày 15/3, Đội đặc nhiệm Cục Kiểm lâm với Chi cục Kiểm lâm vùng 3 đã tổ chức cuộc kiểm tra “bí mật,” qua đó tịch thu một loạt cá thể động vật “sách đỏ” ở khu chợ chim lớn nhất cả nước, tại Long An.
Ngày 10/2, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã kêu gọi đóng cửa các thị trường buôn bán các loài hoang dã trái phép trên toàn châu Á – Thái Bình Dương.
Cục Kiểm lâm trưa 4/2 cho biết đã có văn bản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương kiểm tra, xử lý các tụ điểm buôn án, tiêu thụ động vật hoang dã để phòng virus Corona.