Chủ nhật, 24/11/2024 05:38 (GMT+7)
Thứ tư, 27/04/2022 09:00 (GMT+7)

Cả nước cấp hơn 24.000 giấy phép tài nguyên nước

Theo dõi KTMT trên

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tính đến tháng 4/2022, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đã được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua biện pháp, ccấp phép tài nguyên nước

Quản lý thông qua công cụ cấp phép tài nguyên nước

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 1.787 giấy phép tài nguyên (113 giấy phép hành nghề khoan thăm dò khai thác nước dưới đất; 843 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, nước biển; 149 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 277 giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất và 405 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước).

Cả nước cấp hơn 24.000 giấy phép tài nguyên nước - Ảnh 1
Khai thác nước ngầm.

Theo số liệu báo cáo tại 54 tỉnh, thành phố đã cấp 23.794 Giấy phép tài nguyên nước cho các tổ chức và cá nhân (577 giấy phép hành nghề khoan thăm dò khai thác nước dưới đất; 1.890 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, nước biển; 1.968 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 9.439 giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất và 9.920 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước).

Qua công tác thẩm định các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên nước, tính từ năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thu gần 16 tỷ đồng nộp về ngân sách Nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đồng thời đã đẩy mạnh triển khai công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất; xử lý các vi phạm của các cơ sở có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép và không chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên nước có liên quan theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (hiện nay là Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

Nghị định số 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ).

Bộ TN&MT – Ngân hàng Thế giới thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác về tài nguyên nước

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã tiếp bà Jennifer Sara, Giám đốc Toàn cầu về lĩnh vực tài nguyên nước của Ngân hàng Thế giới (WB). Cùng dự có đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện Khoa học tài nguyên nước, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.

Cả nước cấp hơn 24.000 giấy phép tài nguyên nước - Ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân.

Tại buổi làm việc, hai bên cùng nhau đề xuất trao đổi một số hoạt động chính hai bên đang có hợp tác và định hướng về khả năng mở rộng thêm trong thời gian tới; thảo luận cách thức để tối ưu hóa ác hỗ trợ của WB trong nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn nước và sự chuyển đổi của Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh và năng động.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân bày tỏ cảm ơn về những hỗ trợ của WB trong thời gian qua, đặc biệt là trong xây dựng Báo cáo đánh giá về Quản lý tài nguyên nước Việt Nam năm 2019, hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tài nguyên nước bao gồm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật Tài nguyên nước sửa đổi cũng như là những góp ý để hoàn thiện Đề án bảo đảm an ninh tài nguyên nước, Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Chương trình Nước Quốc gia.

Cả nước cấp hơn 24.000 giấy phép tài nguyên nước - Ảnh 3
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân tiếp bà Jennifer Sara, Giám đốc toàn cầu về lĩnh vực tài nguyên nước của WB. (Ảnh: baotainguyenmoitruong)

Theo Thứ trưởng, để giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan tới nâng cao an ninh nguồn nước quốc gia, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, Bộ TN&MT đang chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Chương trình “Nguồn nước thích ứng”, trong đó, tập trung đẩy mạnh quản lý tổng hợp tài nguyên nước và chú trọng các giải pháp thuận tự nhiên, phương pháp tiếp cận phù hợp với xu hướng chung trên thế giới cũng như định hướng phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của chính phủ Việt Nam.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân tin tưởng, với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài nguyên nước, bà Jennifer Sara với kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt hiện nay, đang giữ vị trí quản lý cao nhất ngành Nước của WB sẽ cùng với WB phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT để hai bên sẽ sớm có định hướng cụ thể, xác định những ưu tiên trước mắt và lâu dài, tiến tới mục tiêu tiên quyết hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững trong điều kiện thách thức về môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp.

Cùng với đó, Bộ TN&MT mong muốn nhận được sự ủng hộ của bà với Chương trình “Nguồn nước thích ứng” cũng như các nội dung ưu tiên hợp tác khác nhằm hoàn thiện khung thể chế, chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên nước, hỗ trợ các giải pháp về tài chính, đầu tư, thúc đẩy các giải pháp về khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế, đào tạo, nâng cao năng lực, tuyên truyền và nhận thức hướng tới tiếp cận tổng hợp quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước quốc gia.

Đáng chú ý, trong thời gian tới, WB và Bộ TN&MT Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa trong việc trao đổi kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên nước như: Tổ chức các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước cung cấp các thông tin, số liệu cho công tác quản lý tài nguyên nước và xây dựng các kế hoạch sử dụng nước nhằm chủ động nguồn nước đối với các ngành, lĩnh vực;

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, áp dụng công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo, số hóa ngành Nước và phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước; nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước theo thời gian thực; nghiên cứu xây dựng bộ bản đồ số cảnh báo mức độ hạn hán, thiếu nước theo thời gian thực; ...

Cảm ơn sự đánh giá cao của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, bà Jennifer Sara cho rằng, hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang có những hành động cụ thể, thiết thực trong triển khai các nhiệm vụ hướng tới quản lý tổng hợp thống nhất tài nguyên nước, đồng thời, ủng hộ cách tiếp cận tổng hợp đối với an ninh nguồn nước, đối thoại quốc gia về chiến lược phát triển tài nguyên nước của Chính phủ Việt Nam. Bà Jennifer Sara tin tưởng Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ TN&MT nói riêng sẽ đạt được những mục tiêu, kỳ vọng đặt ra.

Trao đổi về công tác quản lý tài nguyên nước của Việt Nam, bà Jennifer Sara cho rằng, vấn đề nguồn nước hiện nay, đang trở nên cấp bách, các quốc gia cần phải có những đề án Quản trị nguồn nước quốc gia để ứng phó với tình trạng khan hiếm hiện nay. Trong thời gian tới, WB cam kết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và triển khai Chương trình Nước Quốc gia và nỗ lực thúc đẩy để Chương trình có thể hoàn thành sớm nhất.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Cả nước cấp hơn 24.000 giấy phép tài nguyên nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới