UBND TP.Hà Nội vừa có Quyết định số 4900/QĐ-UBND tạm cấp kinh phí cho các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các khu chung cư cũ năm 2022.
Theo các chuyên gia, việc cải tạo chung cư cũ hiện nay tại TP.HCM chưa được hiệu quả, còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc chỉnh trang và phát triển đô thị, do đó cần có nhiều giải pháp đồng bộ để gỡ “nút thắt” này.
Đây là gói hỗ trợ tín dụng 40.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong 2 năm (2022-2023).
Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch hành động số 02 đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị.
Với nhà ở xã hội phải báo cáo rõ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp; tình hình triển khai thực hiện và nhu cầu vay vốn (nếu có); các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.
Nhà cũ khó giải tỏa, chính sách xây dựng chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và chủ đầu tư là những nguyên nhân chính khiến việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội chậm trễ, kéo dài.
Việc xây dựng chung cư cũ trên địa bàn TP.Hà Nội mặc dù Hà Nội đã ban hành Đề án cải tạo và 4 kế hoạch kèm theo để thúc tiến độ nhưng hệ số bồi thường vẫn chưa được công bố, khiến doanh nghiệp muốn tham gia cải tạo chung cư vẫn phải đứng ngoài.
Theo UBND TP.Hà Nội, trong quý I/2022, thành phố sẽ hoàn thành di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D với 6 chung cư để phục vụ tiến độ đề án cải tạo, xây dựng lại.
Đến năm 2025, TP.HCM đặt ra mục tiêu di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh, rạch với tổng vốn đầu tư dự kiến 19.280 tỉ đồng, góp phần giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường, đồng thời chỉnh trang, phát triển đô thị.
Theo Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, Hà Nội sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỉ đồng trong giai đoạn 2021-2025; ưu tiên kiểm định trước chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng (cấp độ D và C cận D).
Hiện nay, tại các đô thị trên cả nước, có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994. Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc cải tạo chung cư cũ vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nhằm giải quyết, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 171.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Trong đó, quy định rõ nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật.
HoREA cho rằng dự thảo Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chưa quy định rõ cơ chế chính sách cho phép chủ sở hữu căn hộ cũ có “hộ ghép” được mua thêm căn hộ tái định cư nên dễ dẫn tới tình trạng lợi dụng chính sách để "tách hộ".
Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND các quận Ba Đình, Đống Đa khẩn trương hoàn thành di dời người dân, tài sản ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (cấp nguy hiểm cao nhất) trên địa bàn.
Số lượng chung cư cũ trên cả nước khoảng 2.500 đang trong tình trạng hư hỏng cần được cải tạo, xây dựng lại. Tuy nhiên, đến nay sau nhiều năm triển khai chương trình cải tạo chung cư cũ mới chỉ có 1% được cải tạo.