Chiều 14/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Nỗ lực thực hiện các biện pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, giảm phát thải đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tại COP26, Việt Nam cùng 150 quốc gia khác đã cam kết đưa phát thải ròng về "0" trước năm 2050. Đến nay, Việt Nam đã ghi được nhiều thành công trong công cuộc này, đặc biệt là quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Quy hoạch lâm nghiệp cần bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là cam kết COP26 về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trong khuôn khổ Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi năng lượng, các đối tác quốc tế đã cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII, hiện đang trong quá trình phê duyệt, là một minh chứng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ về thực hiện cam kết COP26.
Một trong các mục tiêu trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới là giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh.
Với cam kết tại COP26, Việt Nam đang đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.
Với việc hình thành Mạng lưới tiết kiệm điện rộng khắp toàn quốc, các hoạt động tiết kiệm điện sẽ được triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu đặt ra của Chính phủ về tiết kiệm điện và phát triển bền vững.
Để đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, việc hướng đến mô hình kinh tế xanh là yêu cầu tất yếu. Nhưng làm thế nào xây dựng môi trường kinh doanh xanh để phát triển nền kinh tế xanh?
Để hiện thực hóa các cam kết tại COP26, Việt Nam cần có lộ trình triển khai Chiến lược, đảm bảo thể chủ động thích ứng hiệu quả, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra, với trọng tâm là các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Phát triển giao thông điện tại TP.HCM sẽ là bước khởi đầu quan trọng cho sự chuyển đổi về phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, góp phần giảm phát thải khí nhà kính để môi trường thành phố ngày càng trong sạch hơn.
“Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng bền vững vẫn ở vị trí cao trong chương trình nghị sự của EU dựa trên nhu cầu cùng nhau chống lại biến đổi khí hậu và kinh nghiệm vững chắc của EU trong quá trình chuyển đổi năng lượng”, Đại sứ EU nhận định.
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại thế kỷ 21. Do vậy, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi nỗ lực hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời thành lập nhóm chuyên gia mới để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0.
Báo cáo mới đây của Dự án giám sát rừng toàn cầu (Global Forest Watch - GFW) công bố ngày 28/4 cho thấy, các khu rừng nguyên vẹn còn lại trên thế giới tiếp tục bị phá hủy vào năm 2021 với tốc độ hầu như không thay đổi so với những năm gần đây.
Năng lượng sinh học trong sinh khối có một vai trò nhất định trong việc tạo ra nguồn điện bền vững trong tương lai. Theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu (EC), lĩnh vực này đã cung cấp 60% hệ thống sưởi và điện cho EU.
Tăng trưởng xanh là phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, góp phần thực hiện phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Đây là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới, đặc biệt đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.
Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Alok Sharma sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 2 năm 2022.