Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” là chương trình sản xuất lúa carbon thấp được triển khai trên toàn thế giới, được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá lớn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: “Việc vận hành thị trường carbon phải theo lộ trình, dưới sự quản lý của Nhà nước phù hợp với năng lực, mức độ phát triển của doanh nghiệp, nền kinh tế, bảo đảm lợi ích quốc gia”.
TS. Hoàng Dương Tùng đánh giá, việc thí điểm đấu giá lượng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các sàn giao dịch quốc tế là cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán từ Ngân hàng Thế giới 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng). Trong đó kinh phí đưa về 6 tỉnh Bắc Trung Bộ để chi trả cho chủ rừng là hơn 962 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.” Theo dự thảo, đến năm 2025 Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, con đường để đạt được các mục tiêu đề ra theo Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu hết sức chông gai, đòi hỏi trí tuệ, tinh thần hợp tác và tình đoàn kết cao.
Mục tiêu trung hòa Carbon không thể không nhắc đến chủ đề thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), đặc biệt là đưa chúng vào lưu trữ trong các mỏ dầu khí đã hết hạn giai đoạn khai thác.
Việt Nam và New Zealand là 2 nền kinh tế duy nhất vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC). Tuy nhiên Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia phụ thuộc vào than đá.
Một trong hai chủ đề chính của cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính là tài chính bền vững tập trung vào việc sử dụng các công cụ tài khóa tạo ra tính bền vững, trái phiếu xanh và thuế carbon để chống biến đổi khí hậu.
Trong nghị định mới của Chính phủ đã cụ thể lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon trong nước được xem là đòn bẩy giảm phát thải và phát triển kinh tế xanh.
Theo Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS), các vụ cháy rừng trong năm 2021 đã thải 1,76 tỷ tấn carbon vào bầu khí quyển Trái Đất. Cháy rừng tạo ra lượng khí thải carbon kỷ lục tại nhiều khu vực và báo động ô nhiễm không khí.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng, phát triển thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong và ngoài nước, ngành lâm nghiệp cũng đang phát huy thế mạnh để tăng trữ lượng carbon rừng, tạo ra thêm nhiều 'hàng hóa' tín chỉ carbon.
Các đại sứ của EU đã "bật đèn xanh" đối với một văn bản pháp lý cho phép thành lập Quỹ chuyển tiếp công bằng (JTF) trị giá 17,5 tỉ euro giúp các nước thu hẹp ngành than, than bùn và đá phiến dầu.