Theo nghiên cứu của Tổ chức Giám sát Dự án Andean Amazon (MAAP), vòng cung của nạn phá rừng trải dài khắp vùng Tây Bắc Colombia ảnh hưởng đến nhiều khu vực được bảo vệ.
Các tổ chức môi trường tại Brazil lên tiếng cảnh báo, số vụ hỏa hoạn tại Amazon có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9, đỉnh điểm mùa khô tại quốc gia Nam Mỹ này.
Rừng Amazon đã mất khoảng 17% diện tích. Mùa khô năm nay, lá phổi thế giới tiếp tục bốc cháy mặc dù tổng thống Brazil đã cam kết bảo vệ rừng sau trận hỏa hoạn năm 2019.
Đây là mùa thứ hai liên tiếp, các đám cháy tiếp tục bùng phát cao ở rừng Amazon, Brazil, làm dấy lên lo ngại rằng tấm phổi xanh của Trái đất có nguy cơ không thể phục hồi như trước.
Pantanal - vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới tại Brazil có một phần ở Bolivia và Paraguay đang trong tình trạng báo động do các đám cháy ở mức kỷ lục, đã phá hủy 22% diện tích vùng đất và thực vật.
Biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, nắng nóng và cháy rừng xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, sự tàn phá của con người khiến diện tích rừng trên thế giới bị mất đi ngày càng tăng cao. Theo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ trong vòng hai thập kỷ vừa qua, thế giới đã bị mất khoảng 100 triệu ha rừng.
Hầu hết các vụ cháy tại rừng Amzon đều xảy ra ở trên lãnh thổ Brazil, với nguyên nhân đa phần bắt nguồn từ việc người dân đốt rừng để lấy đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bảy quốc gia nằm ở lưu vực sông Amazon đã tham gia một hội nghị trực tuyến nhằm phối hợp bảo vệ và thúc đẩy "phát triển bền vững" tại khu vực rừng rậm Amazon - "lá phổi xanh" của thế giới.
CO2 trong bầu khí quyển tăng cao cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến thiên tai, thảm họa hoành hành khắp thế giới. Cháy rừng, lũ lụt, nắng nóng kỷ lục - tất cả khiến bức tranh thiên tai năm 2019 hiện lên đầy ám ảnh. Thảm họa thiên nhiên không chỉ gây thiệt hại về người và của mà còn khiến môi trường tự nhiên bị tổn thương nghiêm trọng, gia tăng tác động của biến đổi khí hậu.
Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil ngày 28/11 công bố số liệu thống kê mới nhất cho thấy hơn 10.000km2 diện tích rừng nhiệt đới Amazon đã bị chặt phá trong vòng 12 tháng (tính đến tháng 7/2019).
Phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ đưa tin, ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Phòng vệ Dân sự Bolivia Oscar Cabrera cho biết, các đám cháy rừng kéo dài suốt 2 tháng qua ở khu vực rừng Amazon thuộc vùng Chiquitania ở miền Đông nước này đã được dập tắt hoàn toàn. Hiện nay, Chính phủ Colombia đang triển khai kế hoạch khắc phục hậu quả.
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo các vụ cháy rừng Amazon có nguy cơ làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe đối với trẻ em, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 28/8 thông báo các quốc gia có rừng nhiệt đới Amazon sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 6/9 để thảo luận các cách thức bảo tồn và khai thác bền vững khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.
Amazon - mái nhà của 3 triệu cá thể động thực vật và 1 triệu người đang cháy. Thổ dân mất đi nhà cửa, bật khóc xót xa trước đám cháy không thể dập tắt; còn thú rừng thì vong mạng trong biển lửa và đối mặt với môi trường sống đã biến đổi hoàn toàn .
“Lá phổi xanh” của trái đất, những cánh rừng Amazon đang hứng chịu đợt cháy khủng khiếp nhất trong lịch sử. Theo số liệu chính thức của Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE), chỉ tính từ ngày 15/8 đến nay đã có hơn 9.500 vụ cháy mới bùng phát ở Brazil, chủ yếu ở lưu vực sông Amazon.