Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, để đạt được mục tiêu giảm khí thải, thế giới cần đầu tư 4.000-6.000 tỷ USD/năm trong hàng loạt lĩnh vực như năng lượng tái tạo, phương tiện không phát thải.
Việc xây dựng mô hình đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 để thực hiện cam kết trong cuộc chiến khí hậu là một bước đột phá về chính sách khí hậu của Australia, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới trong một nền kinh tế năng lượng mới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/6 cho biết, thỏa thuận của một số hoặc tất cả Nhóm 20 quốc gia về mức giá sàn carbon toàn cầu linh hoạt sẽ giúp kiềm chế nhiệt độ của Trái Đất tăng 2 độ C.
Một nhóm gồm 79 người đứng đầu các công ty và các nhà đầu tư vừa kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đẩy nhanh hành động về biến đổi khí hậu bằng cách ban hành các chính sách tham vọng hơn trong các lĩnh vực, bao gồm định giá carbon.
Việc nâng cao các mục tiêu cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu và thực thi các chính sách thực chất sẽ giúp Chính phủ các quốc gia đón làn sóng đầu tư lớn để giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Hãng thông tấn Bloomberg News của Mỹ vừa đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch áp thuế phát thải carbon đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm thép, xi măng và điện.
Tại cuộc đàm phán, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia tranh luận về mục tiêu mới của EU là giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990, thay vì mục tiêu 40% đã được thống nhất vào tháng trước.
Giá giấy phép carbon của Liên minh châu Âu (EU) đã lần đầu tiên vượt mức 50 euro (60,06 USD)/tấn, do nhu cầu từ các nhà đầu tư tăng mạnh và EU siết chặt các chính sách về khí hậu.
Hiệp hội Quỹ hưu trí Australia đang thắt chặt chính sách biến đổi khí hậu và có thể sẽ đề xuất bỏ phiếu chống lại người đứng đầu các công ty không đáp ứng đủ nhanh các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.