Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số với rất nhiều sự thay đổi, chuyển đổi số trong báo chí là việc mà Việt Nam đã, đang theo đuổi để Báo chí cách mạng bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghệ trong truyền thông của thế giới.
Báo chí thường có những bài viết về chuyển đổi số. Tuy nhiên, vấn đề nghịch lý là nhiều cơ quan báo chí chưa hoàn thành, cũng như đang khó khăn trong việc chuyển đổi số. Vì vậy, trong vấn đề này, báo chí cần phải đi trước một bước.
Phát triển báo chí theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ đòi hỏi các cơ quan báo chí phải xây dựng một hệ thống công nghệ đồng bộ từ các trang bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, cho đến trình độ, kỹ năng của các phóng viên, nhà báo.
Các cơ quan báo chí đều có thế mạnh riêng, nhu cầu độc giả cũng khác nhau, vì thế mỗi cơ quan nên có cách chuyển đổi số khác nhau, công nghệ nào phù hợp với tòa soạn thì đầu tư, áp dụng, không nên áp dụng máy móc theo xu hướng.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe từ độc giả, báo chí phải tiến hành chuyển đổi số. Chuyên gia cho rằng, vấn đề này bắt đầu phải được thực hiện từ chính tư duy người làm báo.
Kể từ khi tờ báo điện tử đầu tiên ra đời năm 1997, đến nay, báo chí Việt Nam đã phát triển ra nhiều mô hình truyền thông mới như: Báo chí đa phương tiện, Báo chí đa nền tảng, Báo chí di động, Báo chí mạng xã hội...
Cùng với việc công bố bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí, Bộ TT&TT cũng đã ra mắt Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí.
Hiện nay, hầu hết lãnh đạo các cơ quan báo chí đều xác định chuyển đổi số chính là con đường mà báo chí cần phải bước đi, thậm chí là đi nhanh và quyết liệt để tồn tại và phát triển.