Chủ nhật, 24/11/2024 04:17 (GMT+7)
Thứ tư, 02/02/2022 18:40 (GMT+7)

Đào Nhật Tân, được mùa mà vẫn buồn

Theo dõi KTMT trên

Là một nghệ nhân trên 30 năm trồng đào ở đất Nhật Tân, bà N về vụ đào năm 2022 tuy được mùa nhưng lại không thể thu được giá cao như kỳ vọng.

Bà N, chủ vườn đào Ngoan Cảnh tại Nhật Tân, Tây Hồ (Hà Nội) vừa nắn lại từng cành đào vừa phân trần với khách. “Tôi không bán đâu chú ơi, năm nay tiền mua phân bón, nhân công cao lắm không bán giá đó được đâu chú ạ”.

“Trồng một cây đào không hề đơn giản, để đào nở đúng vụ, đúng dịp Tết lại càng khó, không có một công thức cụ thể nào, cũng không ai biết tuốt lá vào thời điểm nào để thu được vụ đúng ngày, bởi phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Chẳng phải tự nhiên người ta gọi nghề trồng đào là nghề đánh bạc với ông trời”, bà N chia sẻ.

Vụ đào năm nay so với năm ngoái dăm nụ đẹp hơn, thời tiết ủng hộ nên đào không bị nở sớm nhiều như năm ngoái. Nếu tầm này năm ngoái, đào đã nở gần hết từ 24, 25 âm thì năm nay chỉ có vài cánh hoa nở điểm xuyết và còn rất nhiều nụ chuẩn bị bung cánh, vừa vặn cho 3 ngày tết, bà Ngoan cho hay.

Đào Nhật Tân, được mùa mà vẫn buồn - Ảnh 1

Vụ đào năm nay so với năm ngoái dăm nụ đẹp hơn, thời tiết ủng hộ nên đào không bị nở sớm nhiều như năm ngoái. (Ảnh minh họa)

Bà N tiếp lời: “Vụ tết Nhâm Dần 2022 tuy trong thời gian trồng thời tiết có khắc nghiệt hơn, công làm cũng vất vả hơn mọi năm nhưng về cuối vụ thì thời tiết thuận lợi nên đào trúng vụ tết”.

Để bắt đầu một vụ đào mới, người trồng đào phải bắt đầu vụ mùa từ ngày 30 tết, ngay sau đêm giao thừa, bà N đã ra vườn xem mầm đào lên như thế nào để sửa mầm và chăm mầm.

Những khó khăn của vụ đào năm 2022 được chia sẻ, người chồng đào ở Nhật Tân cho hay, năm nay nắng, khô nhiều hơn mọi năm, nếu không chăm cẩn thận đào sẽ bị vống lên nên mất thời gian hơn. Mỗi nghệ nhân trồng đào sẽ có một kỹ thuật canh tác cũng như mắt thẩm mỹ khác nhau để uốn ra các thế đào khác nhau.

“Tết đến xuân về, nhưng nhiều nhà ở cái làng này cãi nhau vì đào". Bà kể thêm: "Năm thời tiết rét nhiều, đào tuốt lá sớm sẽ được nụ và hoa, nhưng nếu thời tiết ấm hơn thì tuốt lá muộn mới thắng vụ được. Thế là các nhà lại cãi nhau vì “đấy tôi đã bảo ông mà tuốt sớm làm gì”, cãi nhau cũng chỉ vì được mùa hay mất mùa”.

Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhật Tân, Hà Nội ông Đỗ Đức Chiến nhận định, nhờ thời tiết thuận lợi, năm nay đào Nhật Tân tràn đầy sức sống, sai nụ, bông to đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Thị trường đào đã bắt đầu sôi động từ đầu tháng 12 âm lịch.

Ở hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nhật Tân đang quản lý 90 ha sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 70 ha là đất trồng hoa đào với khoảng 780 hộ tham gia; diện tích còn lại trồng hoa màu khác. Nếu như trước đây diện tích đất trồng đào chủ yếu ở khu vực khu đô thị Ciputra bây giờ thì hiện nay số diện tích trồng đào tập trung khu vực bãi sông Hồng.

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Hợp tác xã đã cung cấp ra thị trường hàng vạn cành đào thế, đào cành. Doanh thu bình quân từ trồng đào của cả Hợp tác xã đạt khoảng 100 tỷ đồng/năm.

Nguyên nhân năm nay tuy đào được mùa nhưng không thể thu được lợi nhuận lớn như kỳ vọng, lý giải điều này, bà N cho biết, năm nay giá phân bón, vật tư, nhân công đầu vào đều tăng cao.

Giá phân bón trước đây chỉ có 18.000 đồng/kg, giờ tăng lên 28.000 có loại còn lên đến 32.000 đồng/kg. Thuốc trừ sâu cũng tăng gần gấp đôi. Nhân công mọi năm thuê chỉ 200.000 đồng/nhân công/8 giờ nhưng năm tăng gấp đôi lên 400.000 đồng/người, thậm chí có lúc còn không thuê được vì dịch bệnh không có người đi làm.

Tuy được mùa nhưng giá đào năm nay so với năm ngoái chỉ nhỉnh hơn chút không đáng kể vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến sức mua giảm.

Với hàng phân khúc tầm cao, những cành năm ngoái bán được 2.500.000 đồng thì năm nay cũng chỉ được gần 3.000.000; phân khúc tầm trung có giá dao động khoảng hơn 1 triệu thì không dịch chuyển; Phân khúc tầm vài trăm có giá bán còn rẻ hơn năm ngoái.

Trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, tầm khoảng từ 23 tết trở đi, người người nhà nhà đổ ra đường mua đào, mỗi ngày phải bán được vài chục cành ở dọc các mặt đường, nhưng năm nay số lượng chỉ được vài cành, giảm đi đáng kể vì dịch bệnh nên người tiêu dùng cũng tránh đi ra ngoài đường.

Bà N giãi bày: “Bình thường dân buôn các tỉnh thường đặt từ trước tết 2 tháng, nhưng năm nay họ khá thận trọng, nghe ngóng tình hình dịch bệnh mới quyết định đặt tiền. Tâm lý người bán cũng không dám ôm cành to nhiều tiền vì sợ lỗ, chủ yếu tập trung vào các cành vừa và nhỏ”.

Đào Nhật Tân, được mùa mà vẫn buồn - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Dạo một vòng quanh chợ hoa Quảng An, đào phai, đào bích, cánh đơn, cánh kép được bày bán rất đa dạng, giá từ 150.000-250.000 đồng/cành nhỏ, cành to có giá tiền triệu, nhưng có thể thấy một nghịch lý là người bán đông hơn người mua.

Khảo sát nhanh một chủ cửa hàng đã bán đào tại Quảng Bá hơn 10 năm, Chị T chia sẻ: “Tôi bắt đầu nhập đào từ sau lễ Noel, đào được tuyển từ các vườn tuốt lá sớm, phục vụ khách chơi trước tết. Mỗi ngày tôi chỉ bán được 5-7 cành, chậm hơn nhiều so với trước đây dù đào năm nay được mùa rất đẹp, nụ, cánh chắc nẩy”.

Song song đó, đào Nhật Tân năm nay bị cạnh tranh bởi đào Hải Dương, Hưng Yên tuy không đẹp bằng nhưng có giá rẻ hơn, chợ hoa Quảng Bá cũng xuất hiện nhiều cành lê, mận từ Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn chuyển về.

Vườn đào Nhật Tân được biết đến là nơi trồng nhiều đào lâu năm và có tiếng nhất miền Bắc. Đào ở đây nổi tiếng với những cánh hoa to, đẹp và dày mà không vùng nào có được.

Những năm gần đây người dân không "săn" những gốc đào nhỏ có thế độc lạ mà chuyển qua lựa chọn những cây đào dáng huyền uyển chuyển, mềm mại với nhiều kích thước, kiểu dáng khác nhau.

Chia sẻ về sự xuất hiện của thế đào mới, độc lạ này, bà N cho biết, đào thế huyền (đào huyền) bắt đầu xuất hiện từ 5 năm về trước, khi một số hộ cắt các cành đào có dáng ngả tự nhiên từ những cây thế huyền lùn và thấp. Sau khi cắm trong các không gian bàn tiếp khách, kệ gần tivi hay trên bàn thờ thấy đẹp, các hộ bắt đầu nghiên cứu và trồng giống lớn.

Năm 2018, thế huyền bắt đầu được bán nhiều hơn và đỉnh điểm là năm nay, cành đào huyền như trở thành “mốt” đào 2022, không những các gia đình ở Hà Nội săn lùng cành đào huyền mà thương lái các tỉnh cũng đánh xe xuống lấy hàng rất nhiều.

Để có được các thế đào huyền đẹp, bà N chia sẻ, công chăm sóc yêu cầu nhiều hơn các thế đào thẳng thông thường, muốn uốn được một cây đào cần đến 3-4 cọc, nhất là vào mùa gió bão sẽ tốn nhiều cọc hơn để giữ cành không bị gãy.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đào Nhật Tân, được mùa mà vẫn buồn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới