Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng khá, tổng vốn đăng ký đạt gần 15,2 tỷ USD… Số vốn FDI giải ngân đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2%, tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm gần đây.
Tính đến hết tháng 6/2024, tỉnh Hưng Yên đã thu hút được 7,5 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư đến từ các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về số lượng dự án và số vốn FDI đăng ký đầu tư vào tỉnh này.
Tổng số vốn mà các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đã đầu tư và cam kết sẽ đầu tư tại Nam Định tính đến thời điểm hiện nay đạt gần 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp Đài Loan đang ngày càng gia tăng nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận và quyết định đầu tư vào tỉnh này.
Tỉnh Nam Định đặt mục tiêu thu hút đầu tư năm 2024 đạt 200 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Nam Định đã đạt khoảng 240 triệu USD, vượt 20% so với kế hoạch đề ra.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị cần khẩn trương cho phép các doanh nghiệp FDI có điều kiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 cả về tổng vốn đầu tư và số dự án. Năm 2024 lĩnh vực này đang mang đến nhiều kỳ vọng.
Từ đầu năm nay, Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu 15% với các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro. Tuy nhiên, HSBC cho rằng, thuế không phải là yếu tố quyết định rót vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ra nước ngoài và cạnh tranh với nhiều “ông lớn” ngành công nghệ số là cách mà nhiều doanh nghiệp Việt đang thực hiện để trở nên xuất sắc và nâng cao vị trí cạnh tranh quốc tế của mình. Điểm lại các doanh nghiệp đã và đang thành công tại các nước.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, từ tháng 4/2023, một số động lực tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc, hiện tiếp tục giữ được đà phục hồi, khởi sắc như đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài,...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/05/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 10,86 tỷ USD.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030, đặt mục tiêu thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực.
Tính đến ngày 20/4/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,88 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư đến từ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong các lĩnh vực như sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất trong lĩnh vực thiết bị y tế.
Theo số liệu Cục Đầu tư, tính đến ngày 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2022 ước đạt gần 27,72 tỷ USD. Cũng trong năm 2022, 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam.