Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong 6 tháng cuối năm, kéo dài 6 tháng so với quyết định trước đó của Quốc hội.
Bộ Tài chính không đồng tình với kiến nghị của Toyota và Ford về nới điều kiện và bổ sung một số linh kiện, phụ tùng vào diện hưởng thuế 0%. Bởi, đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát để trình Quốc hội việc kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) thêm 6 tháng, tức tới giữa năm 2024.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký văn bản về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng cho các dịch vụ vận tải, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá nhiên liệu liên tục tăng cao thời gian qua.
Chính phủ ban hành Nghị quyết thông qua Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn và sẵn sàng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngay trong ngày 4/7.
Theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo và cần phải sử dụng tiết kiệm, vì vậy xăng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo thông lệ quốc tế.
Mới đây, Bộ Tài chính đã có đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đã đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì với mức đề xuất giảm từ mức 20% hiện nay xuống 12%.
Liên quan đến đề xuất miễn thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay năm 2022, Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh cân đối ngân sách còn khó khăn các doanh nghiệp cũng cần có sự chia sẻ với Nhà nước.
Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, không nên áp dụng chính sách miễn 100% thuế môi trường đối với nhiên liệu hàng không trong năm 2022, chỉ nên xem xét giảm ở mức nào đó.
Theo dự kiến chương trình họp, chiều ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận và thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Bộ Tài chính dự kiến, nếu thời gian giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực từ ngày 1/4/2022, số thu thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm khoảng 11.982 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay sẽ góp phần trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp hàng không, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng doanh thu, bù đắp chi phí và tổn thất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhiên liệu bay là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu để vận hành các chuyến bay. Do đó, việc giảm thuế môi trường đối với nhiên liệu bay sẽ giúp ngành hàng không tích lũy các nguồn lực và duy trì tình trạng tài chính để hỗ trợ nền kinh tế.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, xuống mức 1.000 đồng/lít, áp dụng trong năm 2022.