Việt Nam mong muốn nhận được hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong quá trình xây dựng các trung tâm NLTT điện gió ngoài khơi, thúc đẩy hình thành thị trường tín chỉ carbon để đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh theo cam kết Net Zero.
Với đề xuất mục tiêu đạt 7 GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi vào năm 2030 trong dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 của Chính phủ và loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Nhằm khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA) đặt mục tiêu góp phần thúc đẩy tăng trưởng để đạt tổng công suất lắp đặt ít nhất 380GW vào cuối năm 2030.
Với sự chứng kiến của Thái tử kế vị và Công nương Đan Mạch cùng lãnh đạo các Bộ ngành 2 nước, Liên danh Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Orsted của Đan Mạch đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có đề xuất với Chính phủ tạo cơ chế để phát triển khoảng 4.000 MW nguồn điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực.
Theo các chuyên gia nước ngoài, điện khí trong nước và khí LNG nhập khẩu là bước chuyển tiếp tất yếu trong quá trình chuyển dịch đến phát thải carbon bằng 0.
Phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là lĩnh vực mới mẻ, nhưng giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ ngày 27-28/7 tại Thủ đô Washington đã diễn ra Đối thoại thường niên An ninh năng lượng Việt Nam - Hoa Kỳ. Hai bên đã thảo luận chi tiết về tương lai của các công nghệ năng lượng sạch như: Điện gió ngoài khơi, hydrogen, pin lưu trữ và điện hạt nhân.
Theo các chuyên gia, phát triển điện gió cần có cơ chế chính sách đặc thù về tài chính, khoa học công nghệ và thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành công nghiệp này.
Với việc đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có tiềm năng để trở thành một trong những nguồn cung chủ đạo của hệ thống năng lượng trong tương lai, từ đó giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Chuyên gia cho rằng cùng các giải pháp phù hợp trong phát triển điện gió ngoài khơi, Việt Nam sẽ có vị thế để tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi xanh nhằm đáp ứng mục tiêu đã cam kết tại COP26.
Tạo Hội thảo “Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam: Hướng đến mục tiêu Quy hoạch Điện VIII và cam kết Net Zero", nhiều nhà đầu tư đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư điện gió ngoài khơi.
Hiện nay, dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt; dự kiến đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu 7.000MW điện gió ngoài khơi.
Điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng được kỳ vọng sẽ là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng góp phần giúp nhiều nước trên thế giới đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050 (NZE2050), trong đó có Việt Nam.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể trở thành trung tâm điện gió lớn của thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, cần hoàn thiện khung thể chế chính sách, cần có quy hoạch tổng thể, tháo gỡ những “điểm nghẽn” để tận dụng nguồn năng lượng này.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về gió ngoài khơi ở Đan Mạch, bốn quốc gia EU là Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan đã cam kết cung cấp 150 GW công suất gió ngoài khơi trong vùng biển của họ vào năm 2050.
Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia. Việc cập nhật cam kết của Thủ tướng tại COP26 trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã mở cơ hội cho điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi phát triển.
Việc triển khai các dự án năng lượng tại tỉnh Bình Định sẽ là bước tiến lớn trong việc tận dụng năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển và xu thế sử dụng năng lượng sạch trên thế giới.