Chứng khoán Vietcap cho rằng chính sách mới về điện mặt trời mái nhà vừa được Chính phủ ban hành sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thiếu hụt điện đối với Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà kèm thiết bị lưu trữ điện và được bán điện từ thiết bị lưu trữ lên điện lưới quốc gia không giới hạn ở mức 20%.
Trong dự thảo nghị định về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, Bộ Công Thương đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ là đơn vị duy nhất mua điện dư thừa từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà.
(Chinhphu.vn) - Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, trình Chính phủ trong tuần tới.
Bộ Công Thương đưa ra cách tính giá mua điện mặt trời tự dùng dư thừa mới, không cố định và có thể cao hơn mức 671 đồng một kWh như đề xuất trước đó do chính bộ này đưa ra.
Thông báo 356/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xây dựng Nghị định quy định chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu phương án nâng tỷ lệ mua điện dư phát lên lưới là 20% công suất lắp đặt ở miền Bắc. Miền Trung, Nam có thể giữ ở mức 10% như đề xuất ban đầu.
Bộ Công Thương khẳng định đã bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ khi xây dựng nghị định về điện mặt trời mái nhà, không có chuyện ‘quay xe’ chính sách như dư luận nêu.
Để khuyến khích phát triển nguồn điện sạch, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm cho phép điện sản xuất dư, không dùng hết sẽ được bán lên lưới quốc gia. Tuy nhiên, sản lượng bán không vượt quá 10% tổng công suất.
Trong tương lai, các thiết bị phục vụ chuyển đổi điện, lưu giữ, nối lưới, kiểm đếm lượng điện mua, bán đối với ĐMTMN sẽ được cải tiến để thông minh hơn, tự động hơn, dễ lắp đặt hơn.
Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương làm rõ quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? giá bán trên nguyên tắc nào?
Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nêu 3 chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Theo VCCI cho phép mua bán điện giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng một tòa nhà sẽ có thêm nguồn lực để phát triển điện mặt trời mái nhà, giúp cân bằng phụ tải tốt hơn (do hạn chế được lượng điện dư), nên cần được khuyến khích.
Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.