Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng nhằm tạo động lực tăng trưởng mới. Tỉnh này định hướng tạo đột phá với 4 trụ cột tăng trưởng; phát triển xã hội hiện đại, văn minh và thân thiện.
Tỉnh Nam Định phấn đấu năm 2024 sẽ nâng điểm Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) vào nhóm khá của khu vực Đồng bằng sông Hồng; duy trì vị trí xếp hạng PII thuộc nhóm khá của cả nước vào những năm tiếp theo.
Sáng 31/7, tại TP.Hải Dương, Cụm thi đua các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, hiện nay lũ đang dâng cao ở các sông thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình gây nguy cơ gây sạt lở. Các địa phương này phải tăng cường tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
Tại buổi gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng TP.Nam Định, tỉnh Nam Định, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc nhấn mạnh mục tiêu phát triển thành phố này sớm trở thành trung tâm, hạt nhân của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Chiều 27/6, Văn phòng Đại diện Tạp chí Kinh tế Môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng tại Hải Dương đã đến thăm, trao quà khuyến học cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Quang Trung, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Sáng 2/6, cộng đồng Xanh Việt Nam tại các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Hồng đồng loạt triển khai chiến dịch Clean Up Việt Nam lần 6. Đây là chiến dịch nhặt rác tổ chức thường niên trên cả nước, dự kiến lần 6 này sẽ xác lập kỷ lục về số người tham gia.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, gồm có 11 tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thích ứng với BĐKH mang lại cơ hội trong đổi mới mô hình sản xuất, lựa chọn các giải pháp thích ứng theo hướng “thuận thiên”, sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện hạn, mặn nhằm tránh các bất lợi của thời tiết và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các địa phương ở Đồng bằng sông Hồng ô nhiễm nhất do tập trung đông dân cư, nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất thép, xi măng, điện. Top 5 tỉnh, thành phố ô nhiễm nhất được ghi nhận là Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nội.
Một trong những phương án phân vùng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất là mở rộng vùng đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Bắc Hưng Hải là hệ thống thủy lợi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm đất đai của bốn tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và TP.Hà Nội. Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm trên toàn hệ thống kênh đang lên mức báo động. Việc duy trì dòng chảy trên các trục sông, nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái đang là bài toán khó.