UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Đốt rơm rạ, dùng bếp than tổ ong là thói quen của người dân Hà Nội. Dù tiện dụng song đây lại là một trong 12 nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Hà Nội đang quyết tâm loại trừ mối nguy này.
Hà Nội đã đặt ra mục tiêu năm 2020 sẽ trở thành "Thành phố không đốt rơm rạ", tuy nhiên, tình trạng đốt rơm rạ liên tục tái diễn, khói rơm rạ vẫn bủa vây vùng ngoại ô thành phố, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có Tờ trình số 4836/TTr-STNMT-CCBVMT về việc ban hành chỉ thị cấm đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố.
Thực hiện mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ”, những năm gần đây, các huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giảm pháp nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng đốt rơm rạ vào cuối năm 2020.
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong thời kỳ chất lượng không khí tốt nhất năm (tháng 5 đến tháng 8 hàng năm). Tuy nhiên, nhiều ngày qua, cứ vào chiều tối và đêm thì không khí tại Hà Nội lại chìm trong ô nhiễm.
Các thẩm phán yêu cầu cấm ngay lập tức các hoạt động đốt rơm rạ tại các bang xung quanh thủ đô New Delhi. Nhưng nhiều nông dân tại Ấn Độ vẫn khẳng định họ không có lựa chọn nào khác.
Việc nông dân đốt rơm rạ tại các bang Haryana và Punjap gần thủ đô tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đến chất lượng không khí tại thủ đô New Delhi và các khu vực lân cận.
Mặc dù được coi là tài nguyên tái tạo và hàng hóa kinh tế, song từ nhiều năm nay, rơm rạ bị đốt bỏ ở ngoài ruộng do không còn nhu cầu dùng cho đun nấu như trước.
Các chuyên gia môi trường nhận định, một trong những nguyên nhân chính khiến không khí ở Ba Vì, Sóc Sơn ô nhiễm hơn nội đô Hà Nội là do người dân thường xuyên đốt rơm rạ.