Chủ nhật, 24/11/2024 06:36 (GMT+7)
Thứ hai, 25/04/2022 14:52 (GMT+7)

Đủ cách "siết chặt", bất động sản Lâm Đồng vẫn liên tục lên cơn sốt?

Theo dõi KTMT trên

Khá bất ngờ khi vượt qua TP.HCM, Hà Nội, đất nền tại tỉnh Lâm Đồng được quan tâm nhất trên cả nước với 41%.

Mức độ quan tâm tăng đột biến

Mới đây, báo cáo của Batdongsan.com.vn về mức độ quan tâm của thị trường bất động sản khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Theo đó, tính trong tháng 2, mức độ quan tâm tới bất động sản tăng 23% so với tháng 1. Đây là mức tăng được các chuyên gia đánh giá là rất lớn trong thời điểm hiện tại.

Về cụ thể các tỉnh thành phố, so với tháng 1, mức độ qua tâm đến bất động sản tại TP.HCM là tăng 29% so với tháng 1 và tại Hà Nội là tăng 22%.

Đủ cách "siết chặt", bất động sản Lâm Đồng vẫn liên tục lên cơn sốt? - Ảnh 1
BĐS Lâm Đồng đang khiến nhiều người quan tâm.

Điều đáng bất ngờ là mức độ quan tâm đến đất và đất nền tại nhiều địa phương tăng đột biến, thậm chí là cao hơn cả TP.HCM và thủ đô Hà Nội. Cụ thể, mức độ quan tâm đến đất nền tại Lâm Đồng là tăng 41% so với tháng 1; Khánh Hòa tăng 35%; Đà Nẵng tăng 32%. Cùng phân khúc đất nền, Hà Nội tăng 8%, trong khi TP.HCM tăng 18%.

Lâu nay, cơn sốt đất xảy ra ở nhiều địa phương nhưng vào bất cứ thời điểm nào, TP.HCM và Hà Nội luôn được xem là hai thị trường tăng trưởng nóng và nhận được nhiều quan tâm của giới kinh doanh bất động sản và người dân nhất. Bởi hai thành phố này là hai trung tâm kinh tế, xã hội lớn nhất cả nước, nơi giải quyết được lượng nhu cầu việc làm rất lớn. Hầu hết những người đã, đang và sẽ làm việc tại hai TP.HCM và Hà Nội đều ao ước sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Chính vì vậy, trong tháng 2, việc các tỉnh thành khác có mức độ quan tâm cao TP.HCM và Hà Nội cũng nói lên rất nhiều điều, đặc biệt là thị trường bất động sản Lâm Đồng.

Tại Lâm Đồng, theo số liệu từ Batdongsan.com.vn, trong quý 1 năm 2022, tỉnh này ghi nhận gần 12.500 lô đất nên được giao dịch thành công. Số tiền bán ra tương ứng với gần 12.000 tỷ đồng. Huyện Lâm Hà đứng vị trí “quán quân” với hơn 3.000 lô đất được bán, tiếp sau là huyện Di Linh (hơn 1.800 lô); Đức Trọng (gần 1.700 lô); Đà Lạt (hơn 1.100 lô)…

Theo một số CEO bất động sản tại Lâm Đồng, sở dĩ TP.Đà Lạt chỉ có mức giao dịch hơn 1.100 lô, đứng vị trí thứ 4 bởi quỹ đất của thành phố này không nhiều. Bên cạnh đó, giá bất động sản tại Đà Lạt đang ở mức rất cao. Vì thế, nhiều người có xu hướng mở rộng phát triển bất động sản ra các khu vực khác được cho là giá rẻ và dễ giao dịch hơn.

Cách đây không lâu, báo chí liên tục đưa tin về việc sau khi có thông tin về việc xây dựng đường cao tốc, nhiều dự án bất động sản đã mọc lên như nấm sau mưa. Trong đó, có nhiều dự án “ma”, chưa được cơ quan chức năng cấp phép nhưng chủ đầu tư đã phân lô, bán nền, nhận đặt cọc.

Ngay sau đó, Văn phòn đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị các địa phương kiểm tra, báo cáo về hiện trạng sử dụng đất. Sự việc nghiêm trọng đến mức Chủ tịch UBND tỉnh phải ra văn bản "siết" quy trình phân lô tách thửa.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã giao công an tỉnh điều tra các sai phạm quản lý đất đai, mở đường phân lô, tách thửa đồi chè tại TP.Bảo Lộc. Ngoài ra, người đứng đầu tỉnh Lâm Đồng còn yêu cầu các sởm ngành, huyện Bảo Lộc đình chỉ hoạt động các dự án để điều tra việc san gạt, phân lô, mở đường…Trước đó, việc hiến đất làm đường với mục tiêu phân lô tách thửa cũng khiến cho cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đau đầu.

Vì sao BĐS Lâm Đồng luôn sôi động?

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Trọng Kiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Imperland cho biết, thời gian qua, cơn sốt đất diễn ra trên cả nước khiến giá nhà đất tăng phi mã. Nhiều khu vực, chỉ trong 1 năm, giá đất nền đã tăng gấp 2,3 thậm chí là 4 lần. Nhiều người đổi đời sau một năm ôm đất.

Khi được hỏi về việc giá đất tại tỉnh Lâm Đồng đang sốt và được quan tâm bậc nhất trên thị trường cả nước, ông Đỗ Trọng Kiên chỉ ra 3 điểm mấu chốt.

Đủ cách "siết chặt", bất động sản Lâm Đồng vẫn liên tục lên cơn sốt? - Ảnh 2
Ông Đỗ Trọng Kiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Imperland.

Thứ nhất, các “ông lớn” lớn bất động sản đã và đang đổ bộ vào tỉnh Lâm Đồng. Từ đầu năm đến nay, hàng chục doanh nghiệp lớn như: Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh, T&T Group, Ecopark... tranh nhau tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bảo Lộc. Đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và đã triển khai rất nhiều dự án lớn trên cả nước.

Bên cạnh đó, từ năm 2019, xu hướng bỏ phố về vườn xuất hiện nhưng chưa thật sự phát triển. Khi ấy, mọi người có xu hướng lựa chọn cho mình những khu vui chơi giải trí, đi biển hoặc khách sạn 5 sao thay vì đến những vùng đất khác. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người lại quan tâm đến những khu vực bất động sản có vị trí tựa núi nhìn sông, từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh và khu vực có khí hậu trong lành. Điều này tỉnh Lâm Đồng sẵn có.

Thứ hai, tỉnh Lâm Đồng hiện nay có quỹ đất lớn và giá được đánh giá là “khá mềm” so với thị trường cả nước và tiềm năng phát triển. 

Lâm Đồng được thiên nhiên ưu ái khi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Quỹ đất ở Lâm Đồng còn lớn và chưa được khai phá nhiều. Giá đất nơi đây tương đối rẻ và quỹ đất còn rộng nên các nhà đầu tư bất động sản có thể thỏa sức khai phá.

Thứ ba, bất động sản Lâm Đồng có tiềm năng tăng giá rất mạnh khi cao tốc Sài Gòn - Lâm Đồng (Dầu Giây - Liên Khương) được khởi công xây dựng. Sau khi cao tốc này hoàn thiện, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) sẽ được rút ngắn còn khoảng 3 tiếng thay vì mất trên 6 tiếng như hiện nay. Chính con đường này đã tạo động lực thu hút khách du lịch và cú hích về kinh tế cho Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

“Đà Lạt được biết đến là thành phố du lịch hàng đầu Việt Nam. Rất nhiều du khách nước ngoài và cả trong nước yêu mến vẻ thơ mộng và thời tiết của Đà Lạt. Chính vì thế, không chỉ đất nền mà bất động sản du lịch tại Đà Lạt cũng luôn được các nhà đầu tư quan tâm một cách đặc biệt”, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Imperland chia sẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến (ĐH Luật Hà Nội), các cơ quan chức năng cần phải cảnh báo người dân về việc nếu mua đất nông nghiệp phân lô bán nền thì rủi ro rất cao. Bởi, khi mua phải loại đất này sẽ không được chuyển mục đích sử dụng đất và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc cho phép phân lô tùy tiện, chuyển đổi mục đích sử dụng đất quá dễ dàng là đang dung túng cho các đối tượng đầu cơ, tạo nên những cơn sốt đất ảo, Việc tỉnh Lâm Đồng siết phân lô, tách thửa, hiến đất làm đường một cách mạnh tay và vô cùng cần thiết để ổn định lại thị trường bất động sản tại địa phương này.

CV

Bạn đang đọc bài viết Đủ cách "siết chặt", bất động sản Lâm Đồng vẫn liên tục lên cơn sốt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới