Dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hà Nam sau sáp nhập
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp, nguyện vọng của nhân dân về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, tên xã của tỉnh Hà Nam sẽ lấy theo tên huyện hoặc gắn với các danh nhân, địa danh lịch sử cách mạng...
Theo phương án dự kiến, Hà Nam sắp xếp 98 đơn vị hành chính cấp xã (65 xã, 29 phường, 4 thị trấn) thành 33 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 17 xã), giảm 66,3% so với hiện nay.

Hà Nam sắp xếp 98 đơn vị hành chính cấp xã (65 xã, 29 phường, 4 thị trấn) thành 33 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 17 xã). Ảnh minh hoạ
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp, nguyện vọng của Nhân dân về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam thống nhất đặt tên các xã, phường mới khi thực hiện sắp xếp như sau:
Sáp nhập xã Chuyên Ngoại, xã Trác Văn, phường Hoà Mạc và xã Yên Nam lấy tên gọi là phường Duy Tiên.
Sáp nhập phường Châu Giang, xã Mộc Hoàn và một phần phường Hoà Mạc lấy tên gọi là phường Duy Tân.
Sáp nhập phường Bạch Thượng, phường Yên Bắc và phường Đồng Văn lấy tên gọi là phường Đồng Văn.
Sáp nhập phường Duy Minh,phường Duy Hải và phường Hoàng Đông lấy tên gọi là phường Duy Hà.
Sáp nhập phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Tiên Sơn lấy tên gọi là phường Tiên Sơn.
Sáp nhập phường Đại Cương, phường Lê Hồ và phường Đồng Hoá lấy tên gọi là phường Lê Hồ.
Sáp nhập phường Tượng Lĩnh, phường Tân Sơn và xã Nguyễn Uý lấy tên gọi là phường Nguyễn Uý.
Sáp nhập phường Thi Sơn, xã Liên Sơn và xã Thanh Sơn thành phường Lý Thường Kiệt.
Sáp nhập phường Tân Tựu và xã Hoàng Tây lấy tên gọi là phường Kim Thanh.
Sáp nhập xã Khả Phong, phường Ba Sao và xã Thuỵ Lôi lấy tên gọi là phường Tam Chúc.
Sáp nhập phường Quế, xã Văn Xá và phường Ngọc Sơn lấy tên gọi là phường Kim Bảng.
Sáp nhập phường Lam Hạ, phường Quang Trung, phường Tân Hiệp, một phần phường Hoàng Đông, một phần phường Tiên Nội và một phần xã Tiên Ngoại lấy tên gọi là phường Hà Nam.
Sáp nhập xã Kim Bình, xã Phù Vân và phường Lê Hồng Phong lấy tên gọi là phường Phù Vân.
Sáp nhập phường Châu Sơn, phường Thanh Tuyền và thị trấn Kiện Khê lấy tên gọi là phường Châu Sơn.
Sáp nhập phường Chân Cầu, phường Thanh Châu, một phần phường Quang Trung và phường Liêm Chính lấy tên gọi là phường Phủ Lý.
Sáp nhập xã Đinh Xá, xã Trịnh Xá và phường Tân Liêm lấy tên gọi là phường Liêm Tuyền.
Sáp nhập xã Bình Nghĩa, xã Tràng An và xã Đồng Du lấy tên gọi là xã Bình Lục.
Sáp nhập thị trấn Bình Mỹ, xã Đồn Xá và xã La Sơn lấy tên gọi là xã Bình Mỹ.
Sáp nhập xã Trung Lương, xã Bình An và xã Ngọc Lũ lấy tên gọi là xã Bình An.
Sáp nhập xã Bồ Đề, xã Vũ Bản và xã An Ninh lấy tên gọi là xã Bình Giang.
Sáp nhập xã Tiêu Động, xã An Lão và xã An Đổ lấy tên gọi là xã Bình Sơn.
Sáp nhập xã Liêm Phong, xã Liêm Cần và xã Thanh Hà lấy tên gọi là xã Liêm Hà.
Sáp nhập xã Thanh Thuỷ, xã Thanh Phong và thị trấn Tân Thanh lấy tên gọi là xã Tân Thanh.
Sáp nhập xã Liêm Thuận, xã Liêm Túc và xã Liêm Sơn lấy tên gọi là xã Thanh Bình.
Sáp nhập xã Thanh Nghị, xã Thanh Tân và xã Thanh Hải lấy tên gọi là xã Thanh Lâm.
Sáp nhập xã Thanh Hương, xã Thanh Tâm và xã Thanh Nguyên lấy tên gọi là xã Thanh Liêm.
Sáp nhập xã Chính Lý, xã Hợp Lý và xã Văn Lý lấy tên gọi là xã Lý Nhân.
Sáp nhập xã Công Lý, xã Nguyên Lý và xã Đức Lý lấy tên gọi là xã Nam Xang.
Sáp nhập xã Chân Lý, xã Đạo Lý và xã Bắc Lý lấy tên gọi là xã Bắc Lý.
Sáp nhập xã Nhân Chính, thị trấn Vĩnh Trụ và xã Nhân Khang lấy tên gọi là xã Vĩnh Trụ.
Sáp nhập xã Trần Hưng Đạo, xã Nhân Nghĩa và xã Nhân Bình lấy tên gọi là xã Trần Thương.
Sáp nhập xã Xuân Khê, xã Nhân Mỹ và xã Nhân Thịnh lấy tên gọi là xã Nhân Hà.
Sáp nhập xã Phú Phúc, xã Tiến Thắng và xã Hoà Hậu lấy tên gọi là xã Nam Lý.
Theo định hướng được Trung ương thống nhất, sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực Thuộc Trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 2 tỉnh).
Tỉnh mới Ninh Bình có diện tích tự nhiên 3.942,6 km² và quy mô dân số 3.818.700 người.
Sông Hồng