Tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Thường trực Phan Đức Hiếu cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã có nhiều điểm mới, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sau khi được tiếp thu chỉnh lý, dự thảo đã bỏ 05 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 15/1 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 18/1 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Thời gian qua, để hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ TN&MT đã khẩn trương huy động “tổng lực” cho việc lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học, qua đó tổng hợp phân tích tiếp thu nhằm nâng cao chất lượng Dự thảo Luật.
Sau thời gian tổ chức lấy ý kiến rộng rãi từ các tổ chức, cá nhân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), UBND TP. Đà Nẵng đã có Báo cáo số 44/BC-UBND ngày 15/3/2023 gửi Bộ TN&MT.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, "tinh thần tiếp thu các ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến ngày cuối cùng", bảo đảm thống nhất, xuyên suốt, đóng góp vào từng điều, khoản, chương cụ thể.
Tính đến hết ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tập trung vào các bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Tài chính đất đai, giá đất...
Chính sách, pháp luật đất đai sau 10 năm thực hiện đã tạo nên nhiều đổi mới quan trọng trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trước những vấn đề thực tiễn đặt ra, Luật đất đai 2013 cần sửa đổi bổ sung để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Nếu Luật đất đai được thông qua đưa vào thực thi thì các quy định trong Luật cùng nhưng Quy hoạch đang được xây dựng cả ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố sẽ cung cấp những dữ liệu rất cần thiết, rất cơ bản cho cơ sở dữ liệu về giá trị đất đai.
Trong thời gian diễn ra Tọa đàm "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời đã trình bày tham luận và đưa ra nhiều góp ý quan trọng.
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giao Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức Tọa đàm: "Góp ý về các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam".
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi.
Theo báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, nhiều người dân khi được lấy ý kiến đã đồng thuận và có đóng góp ý nghĩa về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dần được xây dựng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất với thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tài chính về đất đai và giá đất là một trong những nội dung cần thảo luận.
Lấy kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, thể hiện nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ.
Các nội dung sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân. Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật, đề nghị sửa đổi toàn diện Điều 86 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về việc thu hồi đất.
"Thực trạng người dân đang thiếu trầm trọng nhà ở giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, do sự bất cập và không đồng bộ giữa các luật hiện nay" - Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói.