Tại Việt Nam, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km chạy dọc theo sông Sài Gòn, kết nối TPHCM - Tây Ninh đang mở ra kỳ vọng mới về giai đoạn phát triển mạnh mẽ loại hình giao thông ưu việt này.
Trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bắt đầu khởi công dự án từ năm 2027, với chiều dài toàn tuyến là 1.541km, tốc độ tối đa đạt 350 km/h, với tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD.
UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT có ý kiến về nội dung hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án di dời ga Đà Nẵng làm cơ sở hoàn thiện, báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền ở bước tiếp theo.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lựa chọn tốc độ thiết kế cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 350 km/h, thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
Chiều 24/6, trong chương trình chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng đã tiếp ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC) và ông Vương Tiểu Quân, Phó Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina).
Một số khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường sắt và đường thuỷ nội địa sẽ giảm tới 50% so với mức thu trước đây, bắt đầu từ tháng 10 đến hết năm 2022.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành vào tháng 7 vừa qua, định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030 sẽ có 10 hành lang kinh tế.
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn Vinh - Nha Trang và đoạn Nha Trang - Sài Gòn trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị trực tuyến về xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc chiều ngày 8/1/2022, trong đó yêu cầu thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua đường sắt, đường biển, phấn đấu giải tỏa hết xe tồn đọng trước Tết Nguyên đán.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, các toa xe Tổng công ty Đường sắt đề nghị nhập sản xuất từ năm 1979 - 1982 thì đã khoảng 39 - 42 năm không đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giai đoạn 2021-2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến được bố trí khoảng 50.690 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư cả ngành GTVT.