Chiều ngày 8/7, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức ký kết hợp tác với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong phát triển du lịch giai đoạn 2024-2030. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và quy mô ngành du lịch của tỉnh này.
Trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến cần thêm 240.000 tỷ để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm đảm bảo vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
Với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương Singapore, Bộ Công Thương và Bộ GTVT Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn–Hà Nội, T&T Group đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với TCT Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và TCT Đường sắt Việt Nam (VNR).
Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ban hành. Theo đó, tầm nhìn đến năm 2050 ưu tiên hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn cho biết, tàu khách Bắc - Nam tiếp tục tạm dừng không đón, trả khách tại ga Sài Gòn đến khi có thông báo mới.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ ngày 10/7 đến hết ngày 23/7, trên toàn mạng lưới đường sắt chỉ tổ chức chạy duy nhất một đôi tàu khách Thống Nhất là SE7/SE8. Ngoài ra, không tổ chức chạy tàu khách khu đoạn như: Hà Nội-Vinh, Sài Gòn-Nha Trang...
Theo ông Vũ Anh Minh, mặc dù VNR đang thực hiện các giải pháp như siết chặt quản trị, giảm chi phí, nhưng năm 2020, Tổng công ty đã lỗ hơn 1.300 tỉ đồng, dự kiến năm 2021 lỗ thêm 942 tỉ đồng.
Với việc chạy lại 2 đoàn tàu SE3, SE4, từ ngày 17/6, mỗi ngày sẽ có 4 đoàn tàu khách chạy trên tuyến Hà Nội - TP.HCM để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Chuyến tàu liên vận MR1 xuất phát từ Ga Gia Lâm (Hà Nội) vào lúc 21h20 tối 3/2 đi ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) sau đó nhập cảnh về Trung Quốc sẽ có 98 hành khách; trong đó có 91 người Trung Quốc.