Qua quá trình kiểm tra, thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021-2023 của EVN và các đơn vị có liên quan.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2022. Sau khi trừ các chi phí, EVN ghi nhận lỗ sau thuế là 20.747 tỷ đồng.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình hình cung ứng điện giai đoạn tới vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các năm 2024-2025, ở khu vực miền Bắc.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác với ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia để phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành.
Theo Đại biểu Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, sắp tới thanh tra, kiểm toán EVN, cần phải có câu trả lời rõ ràng rằng có phải đúng là lỗ thật hay không, có đúng là mua giá cao bán giá thấp.
Lãnh đạo EVN khẳng định sẽ cố gắng bảo đảm tốt nhất vận hành hệ thống, duy trì vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, song bày tỏ mong muốn khách hàng, người dân chia sẻ, thông cảm với tình hình hiện nay.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn 4 năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện là nguyên nhân khiến tập đoàn bị lỗ.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN và có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.
Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Hồng Nga - Trưởng bộ môn Kinh tế học (Khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM) liên quan đến việc EVN đề xuất tăng giá điện.
Ngay sau Tết Nguyên đán Quý Mão, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai nhiệm vụ ngay trong những tháng đầu năm mới.
Sáng 19/1 (tức 28 tháng Chạp), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương đi kiểm tra công tác chuẩn bị đảm bảo cung cấp điện tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo dự báo của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), nguồn than dự trữ giảm mạnh, gây khó khăn cho việc cung cấp điện cho giai đoạn cuối năm, Tết và các tháng đầu năm 2023.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục kinh doanh thua lỗ mà nguyên nhân chính được chỉ ra do giá điện bị “kìm hãm” không tăng, trong khi chi phí nguyên liệu tăng phi mã.
Hiện chi phí đầu vào cho sản xuất điện trên thế giới, khu vực và Việt Nam đều tăng khá cao, ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện. Bộ Công Thương cân nhắc các phương án điều chỉnh giá điện căn cứ vào sức chịu đựng của nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp.
EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động, tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có đề xuất với Chính phủ tạo cơ chế để phát triển khoảng 4.000 MW nguồn điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực.