Bộ Công thương khẳng định, giá điện được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), với 6 bậc sử dụng, người dân phải trả thêm tối đa 62.150 đồng mỗi tháng. Riêng nhóm sản xuất phải trả thêm trung bình 499.000 đồng/tháng.
Từ ngày 11/10/2024, với mức tăng 4,8% giá điện bán lẻ bình quân của Việt Nam là 2.103,1159 đồng/kWh. Vậy so với các nước trên thế giới, giá điện Việt Nam cao hay thấp?
Theo nghị định mới được Chính phủ ban hành, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện…
Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 244/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng về tình hình bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo và việc tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Với phương án biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới rút xuống còn 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay, giá điện các bậc cũng có sự điều chỉnh, trong đó, giá điện bậc 5 áp dụng cho hộ dung từ 701 kWh/tháng trở lên được đề xuất là 3.612,22 đồng/kWh.
“Hoạt động mua bán điện cần nghiên cứu, xây dựng theo hướng thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường”.
MBS ước tính, đợt tăng giá điện sẽ giúp EVN có thêm 26.000 tỷ đồng, phần nào làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ giúp cho doanh nghiệp có lãi.
Trong báo cáo mới cập nhật, Mirae Asset cho rằng một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, thép và giấy.
Theo Quyết định 1416 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 9/11, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng từ 1.920,37 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/KWh (chưa bao gồm thuế GTGT) - tăng 4,5%.
EVN đã không còn “độc quyền” nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006. Thực tế trong tổng công suất nguồn điện nắm giữ, hiện EVN chỉ chiếm 11% là trực tiếp.
Theo Bộ Công Thương, việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN.
Khi đầu tư để thực hiện hoạt động cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, giá điện bán ra có thể lên đến 7.000 đồng/KWh. Mặc dù vậy, hiện nay EVN chỉ bán với mức giá từ 1.900 đồng/KWh.