"Không thể vì ngành điện dự báo không sát thực tế khiến chi phí nguyên liệu đầu vào cho phát điện tăng thì lại yêu cầu sửa giá bán lẻ điện bình quân. Điều này dẫn đến việc không nhất quán, trở thành tiền lệ xấu cứ lỗ là đề nghị sửa", TS Ngô Đức Lâm nói.
Mới đây, trong văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính đề nghị Bộ này không quy định trách nhiệm phối hợp rà soát khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Bộ Công Thương đã nghiên cứu và dự thảo quy định rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng/lần. Tuy nhiên, nếu cứ 3 tháng lại điều chỉnh giá điện một lần, thì người dân, doanh nghiệp (DN) liệu có thích ứng kịp?
Hiện nay, một số hồ thủy điện lớn đã vượt mực nước chết, lưu lượng nước tăng nhẹ. Tuy nhiên, lượng nước chỉ mới đảm bảo dòng chảy tối thiểu, nhưng phát điện phải cầm chừng.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn 4 năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện là nguyên nhân khiến tập đoàn bị lỗ.
Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Hồng Nga - Trưởng bộ môn Kinh tế học (Khoa Kinh tế, ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM) liên quan đến việc EVN đề xuất tăng giá điện.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.
Mới đây, 36 nhà đầu tư đã cùng ký tên trong một đề nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ về khắc phục những bất cập trong cơ chế giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
"Trong năm 2023, giá bán lẻ điện có thể tăng từ 5-7%, do giá than tăng rất cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)"- TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia dự báo.
"Giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động, tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu.
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết Tập đoàn đang kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện tương tự như điều hành giá xăng, dầu.
Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nước trên thế giới vẫn tăng cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải xem xét lại về giá điện, đàm phán lại về các dự án điện gió đã triển khai, tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân để hợp tác bền vững, hiệu quả.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực về việc xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió chuyển tiếp.
Giá điện châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào thời điểm cuối tháng 8/2022, báo trước một mùa đông khắc nghiệt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra thiệt hại kinh tế trên khắp lục địa. Và Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.
Phó Thủ tướng nêu rõ hiện nay nhiều dự án điện lớn còn chậm tiến độ, cơ cấu nguồn chưa được cải thiện, phân bổ nguồn chưa phù hợp, một số cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư, giá điện… chưa thực sự phù hợp.
Trong bối cảnh tái cấu trúc thương mại năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine và khủng hoảng năng lượng nên dự báo giá năng lượng khó có thể ổn định trong tương lai gần, đặc biệt là giá điện. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.