Giá vàng hôm nay 22/4, Bảng giá vàng 9999 Giá vàng SJC PNJ 18K 24K
Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 22/4 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 22/4 bao nhiêu một lượng?
Giá vàng thế giới hôm nay 21/4
Ghi nhận vào thời điểm 8h30 ngày 22/4, giá vàng thế giới giao ngay giao dịch tại 1952.31 USD/ounce, tăng 0.91 USD/ounce so với mức giá mở cửa hôm trước.
Lúc 22h đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay là 1.944,50 USD/ounce, giảm 14,20 USD (0,73%). Giá vàng kỳ hạn tháng 6 cũng giảm 12,30 USD xuống 1.943 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 19/4 cao hơn khoảng 2,8% (52 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 54,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 15,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 19/4.
Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh, giá vàng trong nước trong khi đó vẫn treo cao và đắt hơn giá thế giới quy đổi ở mức rất lớn, khoảng 16 triệu đồng/lượng.
Vàng biến động mạnh trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ lên đỉnh 2 năm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại bang St. Louis James Bullard lặp lại lập trường về việc tăng lãi suất lên 3,5% vào cuối năm để kiềm chế lạm phát.
Vàng có lúc sụt giảm khi chứng khoán thế giới tăng mạnh trong tuần này. Dòng tiền bị hút sang các loại tài sản có độ rủi ro cao hơn, trong đó có cổ phiếu và tiền kỹ thuật số.
Hiện, giới đầu tư dồn sự chú ý vào diễn biến lạm phát và tín hiệu chính sách của Fed cũng như ngân hàng trung ương các nước. Nhiều khả năng các ngân hàng trung ương sẽ cùng phát đi tín hiệu mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.
Khu vực sử dụng đồng tiền euro ghi nhận lạm phát cao kỷ lục, ở mức 7,4% ở thời điểm tháng 3 vừa qua.
Giá vàng trong nước hôm nay 22/4
Ngược chiều với xu hướng giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước rạng sáng 22-4 đảo chiều tăng với mức tăng từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Rạng sáng, giá vàng DOJI ở khu vực Hà Nội đã tăng 200.000 đồng ở chiều mua và 150.000 đồng ở chiều bán lên lần lượt 69,7 triệu đồng/ lượng và 70,4 triệu đồng/ lượng. Ở TP Hồ Chí Minh, giá vàng DOJI đã tăng 200.000 đồng ở cả hai chiều, đưa giá vàng ở khu vực này lên bằng với giá tại khu vực Hà Nội.
Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang giao dịch mức 69,7 triệu đồng/ lượng mua vào và 70,42 triệu đồng/ lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng. Như vậy, so với ngày trước đó, giá vàng SJC đã tăng 200.000 đồng/ lượng ở cả hai chiều.
Cụ thể, giá vàng SJC được Công ty SJC niêm yết cho thị trường TP.HCM là 69,70-70,40 triệu đồng/lượng, đảo chiều tăng giá 200 nghìn đồng hai chiều so với cùng thời điểm phiên trước.
Giá vàng thương hiệu quốc gia đã tăng trở lại sau hai phiên lao dốc mất 800 nghìn đồng trước đó.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng đảo chiều tăng 200 nghìn đồng mua vào và 150 nghìn đồng bán ra lên 69,70-70,40 triệu đồng/lượng.
Cùng chiều, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng tăng 100 nghìn đồng đồng hai chiều lên 55,85-55,65 triệu đồng/lượng.
Ngược lại, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu vẫn tiếp tục giảm phiên thứ 3 thêm 10 nghìn đồng hai chiều về 55,91-56,61 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…
Dự báo giá vàng
Chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures (Mỹ) cho rằng, trong ngắn hạn, thị trường vàng có thể ghi nhận sự giảm giá của mặt hàng này. Giá có thể xuống mức 1.920 USD/ounce trong bối cảnh lợi suất thực tế lần đầu tiên chuyển sang vùng dương trong hai năm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì cuộc khủng hoảng giữa Nga – Ukraine. IMF cho rằng, lạm phát cao hiện là mối nguy hiểm rõ ràng đối với nhiều quốc gia.
Trong bối cảnh lạm phát cao và bất ổn địa chính trị chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì dòng tiền được dự báo có thể vẫn sẽ đổ vào vàng.
Bảng giá vàng và biểu đồ giá vàng