Chủ nhật, 24/11/2024 06:55 (GMT+7)
Thứ tư, 20/04/2022 17:00 (GMT+7)

Giá vật liệu xây dựng tăng "sốc": Người mua nhà có phải "gánh"?

Theo dõi KTMT trên

Thời gian qua, do ảnh hưởng hưởng từ chuỗi cung ứng khiến các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng cao, gây nhiều khó khăn cho các nhà thầu xây dựng.

Tổng mức đầu tư tăng chóng mặt

Theo Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2022 đến nay, giá vật liệu xây dựng liên tục leo thang đã tăng giá ảnh hưởng không nhỏ đến các dự án, công trình. Trung bình Quý I/2022, giá thép lên mức 18.890 đồng/kg, tăng 3,5% so với quý IV/2021; Giá xi măng đang được bán từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tăng 1-3% so với quý

Giá vật liệu xây dựng tăng "sốc": Người mua nhà có phải "gánh"? - Ảnh 1
Trung bình Quý I/2022, giá thép lên mức 18.890 đồng/kg, tăng 3,5% so với quý IV/2021. (Ảnh: minh họa)

IV/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng hiện cả nước chỉ có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, ngành xi măng còn đối diện với áp lực tăng chi phí đầu giá nguyên liệu sản xuất đầu vào (than, điện, vỏ bao, đặc biệt là xăng dầu..) tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc CTCP Đầu tư xây dựng Hải Long, TP.Bắc Giang cho biết: "Hơn 10 năm nay, đây là lần giá thép tăng cao như vậy. Năm trước, khi doanh nghiệp trúng thầu công trình thì giá thép chỉ rơi vào khoảng 17 triệu đồng/tấn nhưng nay đã tăng thêm hoảng 4 triệu đồng/tấn. Đối với những công trình lớn, phải sử dụng hàng trăm tấn thép thì đây là mức chi phí tăng thêm không hề nhỏ".

Không chỉ giá thép, hiện nay giá xi măng, cát, sỏi, nhân công, ca máy cũng tăng đáng kể.

"Các hợp đồng được ký với chủ đầu tư theo hình thức trọn gói hoặc đơn giá cố định nên khi thi công nhà thầu, việc vật giá tăng cao không chỉ giảm lợi nhuận mà còn đứng trước nguy cơ thua lỗ nếu không ứng phó kịp thời. Là doanh nghiệp của nhiều công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh nên việc biến động giá vật liệu xây dựng đang khiến chúng tôi rất lo lắng. Không chỉ riêng công ty chúng tôi, mà đây cũng là nỗi lo của rất nhiều doanh nghiệp xây dựng", ông Hiển cho biết.

Bà Hoàng Ngọc Ánh - một hộ dân tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, hiện gia đình đang xây dựng ngôi nhà 7 tầng, ngôi nhà đã được khởi công từ tháng 8 năm 2021 nhưng đến giờ vẫn đang ngổn ngang.

"Khi mới khởi công, làm móng, xây thô đã vấp phải đợt giá sắt, thép tăng chóng mặt. Vậy mà sau thời gian giãn cách, nay công trình tiến hành hoàn thiện lại vướng phải đợt tăng giá mới. Để tìm công nhân giai đoạn này cũng rất khó thêm vào đó chi phí vật liệu lại đội lên khá nhiều, tôi không biết bao giờ mới có thể hoàn thành xong nhà để ở" -  bà Ánh chia sẻ.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), ông Nguyễn Quốc Hiệp cũng cho biết, thời gian qua hiệp hội cũng đã ghi nhận rất nhiều phản ánh từ doanh nghiệp xây dựng về việc đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 kéo dài. Cụ thể, nhiều công trình bị đình trệ do không huy động được thiết bị. Bên cạnh đó, giá vật liệu tăng cao, khan hiếm cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ của công trình. Đặc biệt nhiều công trình đã phải "đắp chiếu nằm chờ" khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét, hiện nay giá vật liệu xây dựng đang tăng cao khiến nhiều công trình xây dựng đội vốn lên khá cao khiến nhiều dự án sử dụng ngân sách Nhà nước có nguy cơ đình trệ.

“Vật liệu xây dựng tăng làm thay đổi tổng vốn đầu tư. Đây cũng là nội dụng quan trong nhất trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư của một dự án” - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, một dự án không thể quyết định tổng mức đầu tư ngay từ trong chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư, bởi đây là yếu tố dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả.

“Theo quy định, khi tổng vốn đầu tư thay đổi, chủ đầu tư buộc phải xin điều chỉnh chủ trương đầu tư. Thủ tục này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí mấy năm. Điều này cũng đang làm chậm trễ nhiều dự án đầu tư công, gây lãng phí, tốn kém và không hiệu quả", ông Thịnh phân tích.

Cũng đánh giá về thực trạng này, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, khi giá vật liệu tiếp tục tăng cao ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình. Phần lớn hợp đồng ký đã có đơn giá cố định, làm tiếp cũng lỗ, không làm cũng lỗ do phải đền bù.

Gánh nặng lại đẩy lên vai khách hàng

Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group, khi xây dựng một dự án, chi phí sắt thép chiếm khoảng 15-20%. Tất cả các chi phí này sẽ được tính vào giá bán các căn hộ và khách mua nhà sẽ là người phải gánh.

Do đó khi giá vật liệu xây dựng tăng lên 40-50% thì buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh giá bán lên 5-10% thậm chí là 15% để bù vào chi phí, nếu không chủ đầu tư sẽ phải chấp nhận giảm lợi nhuận để bán hàng.

"Với các dự án chưa công bố bán hàng hoặc chưa khởi công thì chủ đầu tư còn có thời gian điều chỉnh giá, cân đối mức giá. Nhưng đối với các dự án đã và đang khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải chấp nhận thiệt thòi về lợi nhuận khi giá vật liệu tăng cao"- ông Phúc nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, giá vật liệu  xây dựng tăng cao trong thời gian qua sẽ kéo theo giá các căn hộ chung cư tăng thêm từ 4-6%.

"Thời gian tới, giá căn hộ còn có thể tăng từ 10-15% khi nguồn cung giá vật liệu chưa thể đáp ứng", ông Nguyễn Văn Đính nhận định.

Ông Đính cũng đề nghị Chính phủ có chính sách điều tiết để có thể giảm sức nóng của các mặt hàng này, đặc biệt là xi măng và sắt thép, vì đây là nguồn cung chiếm tỷ trọng rất lớn trong các công trình xây dựng.

Để kiểm soát, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng, trách các hiện tượng lợi dụng khả năng cung để đầu cơ, thổi giá, mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có công văn số 2360/VPCP-CN ngày 15/4/2022 yêu cầu Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương công bố chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Giá vật liệu xây dựng tăng "sốc": Người mua nhà có phải "gánh"?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới