Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn chậm tiến độ theo Nghị quyết số 36 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quản lý hoạt động bến bãi. Nhưng với sự quyết liệt triển khai, huyện Nam Sách đã đạt được những kết quả cụ thể theo đúng lộ trình.
Từ thực trạng và đánh giá tính cấp thiết của vấn đề, Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường triển khai chuyên đề "Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng bến bãi ven sông, ven kênh trục nội đồng", qua đó khảo sát, ghi nhận thực tiễn tại Hải Dương.
Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu chấm dứt hoạt động và hoàn thành giải tỏa các bến bãi không có quy hoạch trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên đến nay, kết quả triển khai thực hiện đạt tỷ lệ chưa cao, nhiều bến bãi vẫn vô tư hoạt động trong cao điểm mùa mưa lũ.
Để đảm bảo an toàn đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn, huyện Nam Trực (Nam Định) đã tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tại các bến bãi ven sông. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Sau loạt bài phản ánh đăng trên Tạp chí Kinh tế Môi trường, ngày 31/7/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc kiểm tra, rà soát, xử lý các bến bãi và công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê điều.
Nhiều bến bãi vật liệu xây dựng, trạm trộn bê tông không nằm trong quy hoạch, không đủ giấy phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động dọc tuyến đê hữu sông Hồng, đê tả sông Đáy trên địa bàn các huyện, thị xã của tỉnh Hà Nam.
Tập kết, kinh doanh vật liệu ở ven sông là hoạt động phức tạp, nhạy cảm. Xét về lợi ích, các bến bãi này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng, tại các bến bãi cũng tồn tại nhiều bất cập gây hại đến tài nguyên, môi trường và an ninh trật tự.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đề nghị phải vào cuộc quyết liệt trong xử lý vi phạm công trình thủy lợi. Đối với những bến bãi không có quy hoạch phải chấm dứt hoạt động và giải tỏa trước ngày 31/12/2024.