Chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, Bình Định là nơi duy nhất ở Việt Nam có hiện tượng cá voi vào gần bờ nhiều ngày để kiếm ăn, đây là tín hiệu tích cực cho thấy môi trường biển sạch, trong lành và trù phú.
Tất cả vì một tương lai tươi đẹp, trong sạch, lành mạnh của cộng đồng, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Việt Nam có thể bắt đầu với những hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần trong cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú. Lộ trình hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy và hộp đựng thực phẩm từ năm 2026.
Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển đã trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng toàn cầu. Vì vậy, việc ký kết các điều ước quốc tế trong bảo vệ môi trường biển là tất yếu, từ đó thúc đẩy hợp tác chặt chẽ trong việc giữ gìn biển và môi trường biển trong lành.
Triển lãm Truyền thông về giảm thiểu rác thải nhựa được tổ chức từ ngày 7-16/1/2022 nhằm mục tiêu lan tỏa thông điệp về việc thay đổi ý thức và hành vi của từng cá nhân trong việc hạn chế sử dụng túi nilong và sản phẩm nhựa.
Để bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, cần từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương, kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế xanh.
Vấn nạn ô nhiễm môi trường trong đó ô nhiễm nhựa đại dương là một trong những nỗi lo lớn của toàn nhân loại. Với ý tưởng “Nhà hàng nhựa sản”, tác phẩm nhằm truyền tải thông điệp về vấn đề nhức nhối mà rác thải nhựa đang "ăn mòn" sự sống của sinh vật biển.
Đại dịch Covid-19 ập đến không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về sức khỏe, kinh tế, mà còn phá hủy những nỗ lực chống rác thải nhựa ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Ô nhiễm nhựa đã đạt đến quy mô khổng lồ trên toàn thế giới và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển và đời sống xã hội. Và Việt Nam không nằm ngoài những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa mang lại.
Mới đây, Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Khi nhựa lên tiếng” chính thức được Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Ngày 16/10, với mục tiêu truyền cảm hứng cho cộng đồng giảm thiểu rác thải nhựa, UNESCO và GreenHub phát động chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội mang tên “Plastic-19 Lockdown Challenge” từ ngày 16/10 đến ngày 15/11.
Theo Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số Quốc gia, từ đầu năm đến nay, Tạp chí Kinh tế Môi trường đứng thứ 4 trong số 20 cơ quan báo, tạp chí điện tử đăng tải nhiều tin bài nổi bật tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa.
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) khởi động Cuộc thi PLASTIC TALK - tìm kiếm các sản phẩm truyền thông sáng tạo về môi trường với chủ đề giảm thiểu rác thải nhựa.
Rác thải nhựa và hạt vi nhựa là một trong những thách thức lớn cho môi trường bởi những ảnh hưởng tiêu cực và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe con người cũng như môi trường.
Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trung bình tiêu thụ 41,3 kg rác thải nhựa/năm/người, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế.
Mới đây, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã khởi động dự án Quan hệ đối tác GloLitter, hỗ trợ 30 quốc gia đang phát triển ngăn chặn và giảm thiểu rác thải nhựa ra biển.
Ngày 8/4, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) phối hợp với Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) khởi động Dự án quan hệ Đối tác GloLitter, với sự tài trợ ban đầu đến từ Chính phủ Na Uy.
Với thông điệp “Khoa học cảnh báo tương lai, hành động quyết định ngày mai”, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp khởi động chiến dịch truyền thông sáng tạo mới mang tên “Nhân nhựa”.