Trong trường hợp các nghị định gia hạn các khoản thuế, tiền thuê đất được ban hành, tổng số tiền được gia hạn ước khoảng 132.000-137.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ phải phải "trúng" doanh nghiệp thực sự khó khăn do đại dịch.
“Chúng tôi không bao giờ lấy chênh lệch giá xăng dầu làm nguồn thu mà luôn tính toán tác động đến nền kinh tế. Nhưng muốn kiểm soát giá xăng dầu phải có giải pháp tổng thể, không phải chỉ giảm thuế" - Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.
Theo Điều 3 của Nghị quyết số 116/2020/QH14 (Nghị quyết 116) về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, ngày 3/8, Nghị quyết 116 chính thức có hiệu lực.
Với bối cảnh hiện nay, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%. Kiểm soát lạm phát dưới 4%. Kiên quyết không để mất niềm tin vào công tác chỉ đạo, điều hành. Nghiên cứu dài hơi hơn từ nay đến năm 2021 để xây dựng kế hoạch tổng thể hỗ trợ kích thích kinh tế, trong đó có vấn đề tăng bội chi, huy động thêm nguồn lực.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường chung. Một trong số đó là giảm lãi suất cho vay nhà ở xã hội từ 4,8%/năm xuống 4%/năm.
Nhấn mạnh cơ hội “trăm năm một thuở” sau đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hối thúc cộng đồng doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, kinh doanh với “tinh thần yêu nước là phải hành động”. Các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ có cơ chế chính sách “khơi thông” môi trường kinh doanh, nguồn vốn rẻ, giảm thuế, kích cầu nội địa…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội thực sự lắng nghe, tiếp thu và tháo gỡ khó khăn, trả lời, giải quyết thấu đáo các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp.