Chủ nhật, 24/11/2024 02:20 (GMT+7)
Thứ hai, 20/11/2023 14:07 (GMT+7)

Giáo dục về môi trường cho giới trẻ cũng cần thiết như “cơm ăn, nước uống” hàng ngày

Theo dõi KTMT trên

Tiến sĩ Bùi Thị Thanh Hương, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, giáo dục về môi trường đối với học sinh, sinh viên rất quan trọng, đó là vấn đề thiết yếu như “cơm ăn nước uống”.

Giáo dục môi trường đang là vấn đề được xã hội dành sự quan tâm lớn hiện nay trong việc nâng cao nhận thức của giới trẻ đối với môi trường.

Hiện nay, trong xu hướng tuyên truyền, quảng bá, nhiều phong trào, chiến dịch vì môi trường được phát động rầm rộ và tổ chức quy mô. Bước đầu, các cuộc thi cũng đã thu hút được sự quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, về lâu dài, mục tiêu hướng tới thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tốt đối với môi trường cho nhiều người vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Giáo dục về môi trường cho giới trẻ cũng cần thiết như “cơm ăn, nước uống” hàng ngày - Ảnh 1
Giáo dục môi trường là vấn đề thiết yếu để thay đổi nhận thức của giới trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa.

Một trong những từ khóa trở thành hot keyword hiện nay là cụm từ “đổi rác lấy quà”. Hình thức này được nhiều tổ chức áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phân loại rác tại nguồn, cũng như thu hút được sự quan tâm, chú ý của người dân tới các vấn đề môi trường.

Để các phong trào này hoạt động có chiều sâu và mang lại hiệu quả cao hơn, TS. Bùi Thị Thanh Hương - chuyên gia giáo dục môi trường - Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cùng Các cơ sở giáo dục, các trường học cần quan tâm, xây dựng bộ tiêu chí về mảng trường học xanh và tích hợp được các kế hoạch bảo vệ môi trường, phát triển xanh cho trường học gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của thiên niên kỷ đã được Bộ GD&ĐT ban hành thì gần như đây là vấn đề vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Giáo dục về môi trường cho giới trẻ cũng cần thiết như “cơm ăn, nước uống” hàng ngày - Ảnh 2
TS. Bùi Thị Thanh Hương - chuyên gia giáo dục môi trường - Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiến sĩ Hương nhấn mạnh rằng cần phải có văn hóa tiêu dùng xanh để ý thức về bảo vệ môi trường, lối sống xanh trở nên thân thiện hơn và đi vào đời sống một cách thiết thực hơn.

Cũng theo TS. Thanh Hương, lâu nay các slogan về các cuộc thi vì môi trường như môi trường xanh, vì một tương lai xanh .... Tuy nhiên các cuộc thi hiện nay vẫn chỉ đang dừng lại ở mức độ mang tính khẩu hiệu tuyên truyền chung chung chứ chưa thật sự hiệu quả.

“Chúng ta chỉ ghi nhận ở góc độ khi một cuộc thi được tổ chức thì cũng đã hình thành nên ý thức về bảo vệ môi trường sống xanh của giới trẻ.

Tuy nhiên hiệu quả vấn là điều đáng bàn. Thực tế hiện nay, ở các trường học, sinh viên vẫn vô tư vứt rác bừa bãi, tùy tiện. Và điều đáng bàn là những hành động vứt rác đó lại bị cho là bình thường. Các trường học cũng chưa có chế tài, quy định nào để xử phạt các hành động xả rác không đúng nơi quy định. Trong khi theo tôi đây là hành vi này đáng lên án, cần có chế tài kiểm soát xử lý để tránh tình trạng rác bị vứt một cách vô tội vạ.

Hành động xả rác bừa bãi còn cần bị xem là hành vi lệch lạc, thiếu văn hóa. Tôi cho rằng tất cả các trường hiện nay cần đưa ra quy định để xiết chặt hơn nữa việc ứng xử với rác đối với sinh viên. Cần kiểm soát hành vi lệch chuẩn, thiếu văn hóa của những bạn sinh viên thiếu ý thức.

Nhiều cuộc thi về môi trường hiện nay tổ chức hoành tráng nhưng thực tế chỉ có tác động đối với những người trực tiếp tham gia. Ví dụ nhưng những bạn sinh viên tham gia cuộc thi, họ rất năng động, thông minh, ý thức tốt, hùng biện giỏi và cách truyền đạt thông điệp rất hay.

Cuộc thi là nơi để họ có thể thể hiện điều đó và sẽ cho họ nhiều cơ hội để thực hiện tiếp các kế hoạch về môi trường. Tuy nhiên, đối với những sinh viên chỉ đến để nghe, hoặc tham gia cho có thì tác động của cuộc thi đối với họ là rất ít, thậm chí không có. Độ lan tỏa của cuộc thi vì vậy đã bị giới hạn.

Học tập là quá trình trải nghiệm. Đối với những hành động về bảo vệ môi trường cũng thế, sinh viên cần được trải nghiệm bằng những hành động thiết thực để thấm thía, tiếp thu. Từ đó mới hi vọng họ được thay đổi sâu sắc nhận thức bảo vệ môi trường.

Muốn sống trong môi trường cây xanh thì các bạn sinh viên phải biết trồng cây, chăm sóc chính cái cây mình trồng. Họ phải ý thức được mỗi ngày lớp học tiêu thụ lượng điện bao nhiêu, tiêu tốn nguồn năng lượng lớn như thế nào để hiểu là cần làm gì để bù đắp cho môi trường.

Giáo dục về môi trường cho giới trẻ hiện nay phải được thực hiện thường xuyên, sau tuyên truyền là phải đến thực tiễn, hành động. Cần tránh những cuộc thi chỉ mang tính lý thuyết, thời vụ.

Ý thức cũng cần được trau dồi thường xuyên như cơm ăn nước uống, như không khí hít thở mỗi ngày, như ý chí quyết tâm và mạnh mẽ để thay đổi nhận thức của cả một thế hệ", TS. Bùi Thị Thanh Hương nhấn mạnh.

Đào Bích

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục về môi trường cho giới trẻ cũng cần thiết như “cơm ăn, nước uống” hàng ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới