Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thu xếp gói tài chính chống biến đổi khí hậu (BĐKH) trị giá 135 triệu USD cho Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast) để hỗ trợ sản xuất xe buýt điện vận tải công cộng và mạng lưới trạm sạc xe điện.
Indonesia đang tích cực chuyển đổi sang giao thông xanh với các hoạt động lắp đặt trạm sạc điện và xây dựng làn đường tự động xạc điện tại thủ đô của quốc gia này.
Dự kiến cuối tháng 11/2022, Hà Nội sẽ thí điểm “Mô hình xe điện 2 bánh kết nối phương tiện vận tải hành khách công cộng tuyến BRT: Từ nhà chờ BRT Văn Khê đến Trung tâm thương mại Aeon mall Hà Đông”.
Vừa qua, tại TP.Đà Nẵng, Công ty cổ phần Dịch vụ Tức thời (Ahamove) và Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và Dịch vụ VinFast đã kí biên bản hợp tác ra mắt Dịch vụ vận chuyển công nghệ xe điện – AhaFast.
Đầu tháng 6/2022, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã tổ chức hội thảo chuyên sâu về phương án sử dụng xe buýt điện cho tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1, thuộc dự án phát triển giao thông xanh Thành phố.
Trong khi một số địa phương đã vận hành dịch vụ xe đạp công cộng thông minh, thân thiện với môi trường thì Hà Nội vẫn loay hoay với việc thí điểm mô hình giao thông "xanh" này.
Giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống giao thông đô thị thông minh, hiện đại. Do đó, giao thông xanh là một xu hướng kết hợp giữa phát triển môi trường sinh thái và phát triển đô thị.
Với sự phát triển của xe điện trên toàn thế giới như một xu hướng tất yếu, đương nhiên Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc. Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam sẽ là thị trường ô tô điện tiềm năng bậc nhất khu vực Đông Nam Á trong vài năm tới.
Không chỉ bổ sung phương tiện vận tải công cộng mới, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái VinBus (Tập đoàn Vingroup) đang nỗ lực góp phần cùng Thủ đô kiến tạo giao thông xanh, thân thiện với môi trường.
Giao thông xanh với các loại hình như xe đạp, xe chạy bằng điện, khí CNG… có thể coi là giải pháp hữu ích giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
An toàn giao thông, tai nạn giao thông là những vấn đề nóng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Trong khi không ít quốc gia phải “vật lộn” để giải quyết bài toán ATGT thì Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… lại sớm đạt được nhiều thành công.
Ô nhiễm từ giao thông đô thị là tác nhân gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội, chất lượng môi trường sống…, đặc biệt là tới sức khỏe con người. Chính vì vậy, phát triển giao thông xanh tại các đô thị Việt Nam đang ngày càng được chú trọng.
Theo các chuyên gia, nếu không muốn sống trong một thành phố hỗn loạn vì giao thông, mịt mù khói bụi độc hại, chúng ta phải nhanh chóng đưa giao thông xanh vào đời sống.
Bộ TN&MT vừa báo cáo Thủ tướng về giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí (ÔNKK) và giảm phát thải khí nhà kính (KNK) thông qua chính sách hỗ trợ phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo. Theo đó, Bộ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; phân công các bộ, ngành liên quan thực hiện các quy định mới về kiểm soát ÔNKK, giảm phát thải KNK, hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng các phương tiện giao thông