Mới đây, Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản nhắc nhở, yêu cầu loạt doanh nghiệp vận tải công nghệ (Grad, Be, FastGo..) thực hiện đầy đủ việc báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động.
Liên quan đến sự việc Công ty TNHH Grab áp dụng phụ phí “thời tiết nắng nóng gay gắt”, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tiến hành làm việc nhằm làm rõ thông tin.
Liên quan đến việc Grab thu thêm phụ phí nắng nóng, mới đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã đề nghị Grab cung cấp danh mục và làm rõ các loại hình, mức phí, phụ phí được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị…
Cho rằng hoạt động của các shipper là nhằm phục vụ dịch vụ giao hàng, đi chợ, giúp lưu thông hàng hóa, vì vậy Grab đề nghị lực lượng này được tiếp tục hoạt động trong thời gian Hà Nội thực hiện lệnh giãn cách xã hội.
Tổng cục Thuế cho rằng, Grab đã tăng cước sai với quy định và đã có giấy mời đại diện Grab đến làm việc chiều 9/12 để làm rõ vấn đề tăng giá như các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu.
Các đơn vị xe taxi hay taxi công nghệ hoàn toàn ủng hộ việc quy định xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ phải đổi biển kiểm soát từ màu trắng sang màu vàng để dễ phân biệt và nhận dạng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, khi dừng thí điểm ứng dụng đặt xe công nghệ, doanh nghiệp phải tự lựa chọn hình thức kinh doanh đúng luật.
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Grab đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường Việt Nam khi đánh bại Uber và xe ôm, taxi truyền thống… Bành trướng mở rộng nhiều lĩnh vực, doanh thu tăng chóng mặt nhưng lợi nhuận mà Grab Việt ghi nhận lại là con số lỗ nghìn tỉ.
Trong 5 năm qua, ông Nguyễn Tuấn Anh Grab được tôn vinh là khởi nghiệp xuất sắc. Tuy nhiên, dựa vào những ưu ái mà Grab “mẹ” dành cho Grab Việt Nam, có lý do đặt câu hỏi về vai trò của ông Tuấn Anh.
Liên doanh Grab – Singtel đang xin giấy phép thành lập một ngân hàng số hóa toàn diện có vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỉ USD. Đây là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện hệ sinh thái của “đế chế” Grab để cạnh tranh giành giật thị phần với 3 ông lớn ngân hàng tại Singapore.
Sáng nay (8/12), ứng dụng đặt đồ ăn GrabFood bất ngờ không thể truy cập được ở cả TP.HCM và Hà Nội. Theo thông báo từ tổng đài GrabFood sự cố xảy ra do lỗi kỹ thuật.
Các tài xế xe ôm công nghệ sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất 4,5%/doanh thu nếu có tổng thu nhập mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên, cùng khoản thuế đánh trên tiền thưởng. Nhiều tài xế đang bày tỏ bức xúc vì họ không được khấu trừ chi phí trong thu nhập chịu thuế.
Grab hoan nghênh kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội và cho rằng việc chuyển đổi mô hình sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa quyền lợi cơ bản của mình, đem lại nhiều lợi ích tích cực cho toàn ngành dịch vụ vận tải nói riêng cũng như người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Trong 2 năm gần đây, Grab đã đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái kinh doanh đa dạng dưới "vỏ bọc" ứng dụng xe hợp đồng điện tử, tạo nên nguồn thu nhập "khủng". Đáng nói là Grab đang kinh doanh trong "vùng mờ" của quy định pháp luật chưa bao phủ hết, là thách thức lớn cho các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Dưới vỏ bọc “ứng dụng gọi xe công nghệ 4.0”, Grab ngày càng lộ rõ tham vọng trở thành "đế chế mới” hùng mạnh tại Việt Nam khi chen chân vào hàng loạt lĩnh vực: vận tải, giao nhận, thực phẩm, thậm chí cả tài chính và cho vay – là lĩnh vực trọng yếu “xương sống” của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã gửi báo cáo đến Quốc hội, trong đó đề cập tới các giải pháp nhằm quản lý xe hợp đồng điện tư như Grab, Uber, Fastgo… theo cách thức quản lý taxi trong thời gian trước mắt.
Không chỉ nhắm tới mục tiêu thống lĩnh thị phần vận tải Việt Nam, Grab đang cho thấy tham vọng phủ khắp các mặt trận như bán lẻ, tài chính, thanh toán, game… Nguồn thu khổng lồ từ các dịch vụ này sẽ “chảy” vào túi Grab có thể khiến nhiều đại gia công nghệ cũng thèm muốn.