Chủ nhật, 24/11/2024 05:42 (GMT+7)
Thứ hai, 24/10/2022 11:50 (GMT+7)

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cấp nước nông thôn

Theo dõi KTMT trên

Sở xây dựng Hà Nội yêu cầu các đơn vị cấp nước tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các dự án đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, bảo đảm sớm cấp nước cho nhân dân.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc đẩy nhanh đầu tư phát triển hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn, hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch đến năm 2025.

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cấp nước nông thôn - Ảnh 1
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, bảo đảm sớm cấp nước cho nhân dân. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị các đơn vị cấp nước sạch trên địa bàn thành phố khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án mạng cấp nước cho các khu vực chưa có nhà đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt. Các đơn vị cấp nước tập trung nguồn lực, khẩn trương đầu tư xây dựng các dự án cấp nước đã được UBND thành phố giao, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, bảo đảm sớm cấp nước cho nhân dân.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 dự án cấp nước sạch đã được UBND thành phố giao Công ty cổ phần Kỹ thuật môi trường Việt và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Việt Nam, tiến độ thực hiện năm 2017-2018, nhưng đến nay chưa triển khai.

Thanh Tân

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cấp nước nông thôn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới