Bằng một cách nào đó, các hạt vi nhựa đã xâm nhập vào cơ thể của con người, vượt qua hàng rào bảo vệ não bộ để đi tới cơ quan đầu não trung ương của cơ thể.
Theo một nghiên cứu cho thấy, trong một lít nước có tới 12.000 vi hạt nhựa. Đây là một bi kịch mới khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ.
Hòa cùng không khí ngọt ngào của ngày Lễ tình yêu, ai cũng chuẩn bị cho người mình yêu thương những dự định bất ngờ. Không thể phủ nhận rằng thiên nhiên cũng cần được chúng ta yêu thương. Cùng khám phá những cách làm vừa ý nghĩa vừa bảo vệ môi trường.
Những hạt vi nhựa đã trở nên bão hòa hoàn toàn với môi trường. Các hạt vi nhựa đang đi vào biển và quay trở lại từ biển. Nhựa rơi xuống mặt đất từ bầu trời rồi lại bị thổi ngược lên không trung.
Rác thải nhựa và hạt vi nhựa là một trong những thách thức lớn cho môi trường bởi những ảnh hưởng tiêu cực và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe con người cũng như môi trường.
Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trung bình tiêu thụ 41,3 kg rác thải nhựa/năm/người, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế.
Trước tác động của các hạt vi nhựa tới sức khỏe, môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, hoạt động quản lý vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Trong khi con người đang loay hoay với bài toán xử lý rác thải nhựa thì những hạt vi nhựa đã âm thầm len lỏi ở hầu hết các môi trường đất và nước, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỉ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên Trái đất.
Dự thảo lệnh cấm của EU đối với hạt vi nhựa sẽ cho phép ngành công nghiệp sử dụng các hạt nhỏ hơn nữa trong mỹ phẩm, chất tẩy rửa và sơn. Loại hạt nhựa này có thể gây hại nhiều hơn các mảnh nhựa nhỏ, vì thế các nhà vận động và một số cố vấn của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng lệnh này cần cấm các hạt có kích thước nhỏ hơn hạt vi nhựa.
Những mảnh nhựa siêu nhỏ đã được phát hiện ở những nơi xa xôi nhất, từ đáy đại dương đến băng Bắc Cực. Theo một nghiên cứu mới đây, mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự.
Các nhà khoa học đã rất sốc khi phát hiện ra các khu vực sâu xa nhất của Thái Bình Dương bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa. Theo họ, những đồ nhựa này sẽ tồn tại lâu hơn cả con người.
Sông Thames nằm êm đềm ở phía Nam nước Anh, nó là con sông quan trọng nhất ở Anh. Nhưng gần đây, cua, cá sinh sống ở sông Thames đang bị đầu độc bởi hàng ngàn vạn hạt vi nhựa mỗi ngày từ chai, giấy gói, khăn ướt hay túi nilon.
Việc gia tăng sử dụng găng tay cao su, khẩu trang dùng một lần và các thiết bị bảo hộ khác trên toàn cầu để ngăn ngừa dịch Covid-19 có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm biển.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí Scientific Reports, những sợi vi nhựa từ dây, lưới câu và vật liệu từ hàng dệt được phát hiện trong 67% cá mập sống dưới đáy biển.
Các nhà khoa học từng ước tính, bề mặt nước trên toàn cầu có từ 5 đến 50 nghìn tỉ hạt vi nhựa, tuy nhiên, con số này có thể lên tới 12 đến 125 nghìn tỉ hạt.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra các hạt vi nhựa với số lượng lớn hơn bao giờ hết dưới đáy biển và thu thập manh mối về con đường mà dòng chảy đại dương đã mang chúng đến đó.