Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững ngành thủy sản. Trong đó tập trung vào các vấn đề: Bảo vệ hệ sinh thái biển, tạo thêm sinh kế nâng cao mức sống của ngư dân, hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.
WWF kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ các đại dương trên thế giới bằng cách hoàn tất Hiệp ước về các vùng biển khơi trong các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc.
9 quốc gia thành viên COBSEA đã thống nhất chung về nhận thức rằng, suy thoái hệ sinh thái biển và ô nhiễm nhựa là những vấn đề môi trường nghiêm trọng của mỗi quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.
Hội nghị Liên chính phủ lần thứ 25 phần thứ hai kết thúc với sự thống nhất chung của các nước thành viên cần hành động khẩn cấp, tìm ra các giải pháp hữu hiệu để đối phó với ô nhiễm nhựa; các thách thức khác đối với hệ sinh thái biển và ven biển.
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương hiện là vấn đề cấp bách toàn cầu. Vì thế, tất cả các quốc gia cần có những biện pháp quyết liệt, cụ thể, hiệu quả hơn để thể hiện trách nhiệm của mình với sự tồn vong của hệ sinh thái biển.
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là vấn đề cấp bách toàn cầu. Cho nên, tất cả các quốc gia cần có những biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn để thể hiện trách nhiệm của mình vì sự phát triển bền vững kinh tế đại dương và sự tồn vong của hệ sinh thái biển.
Việc áp dụng cách tiếp cận tài khoản đại dương sẽ hỗ trợ xác định phát triển kinh tế biển một cách bền vững, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách liên quan đến kinh tế biển xanh của Việt Nam.
Hệ sinh thái biển toàn cầu đang đứng trước mối đe dọa liên quan đến rác thải nhựa. Bởi đây là nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính, tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật đại dương.
Những năm gần đây, ngoại chú trọng phát triển rừng ngập mặn thì Quảng Ninh còn nâng cao hiệu quả việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển đảo. Đây là những hành động tích cực cải thiện môi trường sinh thái biển, ứng phó biến đổi khí hậu.
Việt Nam cần có tư duy, nhận thức mới về phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Coi mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là ưu tiên chiến lược.
Đại dương chiếm tới 70% bề mặt Trái Đất nhưng lại thường bị lãng quên trong các sự kiện quốc tế lớn về khí hậu và đa dạng sinh học. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã “thành lập được một số liên minh” bảo vệ đại dương.
Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái biển Việt Nam cần phải xác định được những cơ hội và thách thức để có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện về mặt chính sách phục vụ quản lý nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng.
Theo dự báo của NOAA, vào cuối tháng 1/2022, các khu vực của rạn san hô Great Barrier từ phía Nam Bãi biển Airlie đến mũi Cape York - dài khoảng 1.300 km có thể sẽ bị tẩy trắng hàng loạt.
Từ ngày 29/9 đến 2/10, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thực hiện chương trình “Giám sát rác thải ngầm trên hệ sinh thái rạn san hô Khu Bảo tồn biển Lý Sơn năm 2021” với hoạt động lặn vớt rác.
Với sự khổng lồ của mình, trải dài trên vùng biển lớn, Great Barrier trở thành hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới và là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
Rác thải nhựa làm “ngập” các đại dương, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển, tẩy trắng các rạn san hô và bào mòn môi trường sống các loài động vật biển. Dọn rác thải nhựa, làm sạch san hô là nhu cầu cấp bách tại nhiều vùng biển trên thế giới.
Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương đã và đang trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, bởi những ảnh hưởng tiêu cực và tiềm ẩn nhiều nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Thông điệp “Đại dương: Sự sống và sinh kế” làm nổi bật sự đa dạng hệ sinh thái biển, lan tỏa ý nghĩa của đại dương đối với hoạt động sinh kế của con người và nguồn sống của muôn loài trên Trái Đất.
Thập kỷ khoa học biển được khởi động nhằm cảnh báo các tác động tiêu cực tới đại dương cũng như tạo động lực để phát triển và quản lý đại dương bền vững.