Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Việt Nam xác định phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió ngoài khơi là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng và thực hiện cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng đưa mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Việt Nam luôn xác định "nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước".
Việt Nam mong muốn nhận được hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong quá trình xây dựng các trung tâm NLTT điện gió ngoài khơi, thúc đẩy hình thành thị trường tín chỉ carbon để đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh theo cam kết Net Zero.
Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế trên toàn thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.
Chủ tịch COP26 Alok Kumar Sharma cho biết Chính phủ Anh sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam để cùng tiến tới mục tiêu đã cam kết tại COP26 và hướng tới COP27.
ĐBSCL là 1 trong 4 đồng bằng trên thế giới bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu. Do đó, cần tạo ra hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp khỏe mạnh hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ sinh kế bền vững cho nông dân.
Ngày 24/5, tại Athens, Hy Lạp, được sự đồng ý của Bộ Nội vụ, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội (HUHA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với hai cơ sở giáo dục đại học của Hy Lạp. Tham dự và chứng kiến lễ ký kết có Ngài Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp Lê Hồng Trường.
Xây dựng thị trường trao đổi tín chỉ carbon là một trong những công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Với những tiềm năng và cơ hội sẵn có, Việt Nam đang từng bước mở rộng con đường tham gia thị trường trao đổi tín chỉ carbon.
Biến đổi khí hậu hiện đang trở thành một thách thức toàn cầu, gây tác động tiêu cực trên toàn thế giới. Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tăng cường hợp tác để chung tay ứng phó với thách thức này.
Vừa qua, Chính phủ hai nước Đức - Việt đã có cuộc đàm phán trực tuyến về hợp tác phát triển. Theo đó, Đức cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam 170 triệu USD trong hai năm tới để triển khai mô hình phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Chiều 13/7, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc trực tuyến với Tổng Giám đốc WWF toàn cầu Marco Lambertini về chương trình hợp tác giữa hai bên.
Chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan đã ký kết Thỏa thuận khung hợp tác về biến đổi khí hậu giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Hàn Quốc.
Tối 4/5, tại Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã diễn ra Lễ trao Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho TS Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nội vụ Hà Nội vì những cống hiến tích cực, góp phần quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Pháp tại Việt Nam.
Chiều 13/4, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có buổi tiếp và làm việc với các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Hà Nội và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Ả rập Xê-út tại Việt Nam.
Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới và vấn đề hợp tác với các quốc gia có cùng chung nguồn nước.
Hơn bao giờ hết, đây là lúc AIPA tiếp tục đóng góp cho các nỗ lực thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, liên kết và hợp tác quốc tế, thượng tôn pháp luật, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.