Với cơ cấu sản phẩm nhà ở hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) có biểu hiện của tình trạng “lệch pha cung - cầu”, phát triển thiếu cân đối, thiếu bền vững, do rất thiếu loại nhà ở vừa túi tiền và có dấu hiệu thừa cung nhà ở cao cấp.
Nhiều áp lực từ hai năm qua đã khiến thị trường bất động sản chững lại, đến đầu năm nay, dịch Covid-19 lại “bồi” thêm một đòn khiến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản càng trở nên lao đao. Tất cả các phân khúc đều chịu ảnh hưởng nặng nề, lượng giao dịch thành công thấp và dự báo khả năng phục hồi của thị trường còn kéo dài nếu không có sự giúp sức mạnh mẽ từ Chính phủ, cũng như khả năng tự vận động của các doanh nghiệp.
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản vào các đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế giá trị gia tăng của tháng 3-6/2020.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tán thành quy định diện tích tối thiểu của căn hộ trong chung cư thương mại là 25 m2 và tỉ lệ căn hộ dưới 45 m2 không vượt quá 25% tổng số dự án.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 163, theo đó sửa quy định cho phép doanh nghiệp bất động sản được phát hành trái phiếu tối đa 4 lần mỗi năm.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét, xử lý phản ánh của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM về việc mức phạt 1 tỉ đồng với các chủ đầu tư chậm làm sổ đỏ cho cư dân còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Sau khi gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng kết thúc, Nhà nước chưa có thêm chính sách hỗ trợ “khủng” nào khiến việc mua bán nhà ở xã hội (NOXH) rơi vào thế bế tắc, không ít chủ đầu tư rút lui, còn khách hàng không đủ tài chính, vốn tín dụng ưu đãi để sở hữu được nhà.
Nguyên nhân chính là do quy phạm pháp luật thiếu thống nhất, công tác thực thi pháp luật còn hạn chế. Nếu không xử lý kịp thời các điểm nghẽn, quy mô thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm.
Sau thời gian “ngủ đông”, thị trường bất động sản (BĐS) ở TP.HCM đã trở mình “thức giấc” trong năm 2016 và 2017. Tuy vậy, phát triển chưa kịp “nóng”, chưa tìm được thời vàng son thì có dấu hiệu chững lại, quý 4 đã tới nhưng không khí bán hàng khá ảm đạm, èo uột.
Cùng với xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chuyển dịch cơ sở sản xuất công nghiệp vào Việt Nam gia tăng, nhu cầu về nhà ở cho công nhân, người nước ngoài tại TP.HCM sẽ không ngừng tăng lên.
Lạm phát duy trì ở mức thấp, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định với GDP đạt 6,4%, lãi suất thấp... là những yếu tố hỗ trợ thị trường bất động sản trong nửa cuối năm.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), các đề xuất quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp đều chưa được giải quyết do Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố "gây khó khăn".
Theo Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) thống kê năm 2018 từ 65 doanh nghiệp niêm yết cho thấy, giá trị tồn kho đã lên đến 201.921 tỉ đồng, gấp gần 9 lần so với số liệu của Bộ Xây dựng đưa ra là 22.825 tỉ đồng.