Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục chỉ đạo các sở ngành tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Freeland.
Hoạt động khai thác cát sỏi trái phép quá mức phát triển với quy mô lớn vẫn đang diễn ra, gây tổn hại đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiêu tốn tài nguyên, gây sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên, đe dọa các công trình.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1984, trú tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.”
Ban ngày chính quyền kè đê, ban đêm "cát tặc" lộng hành. Cả một khúc sông ầm vang tiếng máy khi tài nguyên bị rút ruột, kèm theo đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn.
UBND huyện Sơn Dương đã có văn bản yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô đoạn chảy qua địa phận xã Trường Sinh. Vậy tình trạng 'cát tặc' có giảm?
Trong khi Nhà nước phải đầu tư hàng trăm tỉ để kè bờ chống sạt lở thì dọc các tuyến sông lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, hàng trăm tàu thuyền, bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động, hút cát giữa thanh thiên bạch nhật khiến dòng sông "quặn đau".
“Nguyện vọng bây giờ của UBND xã và toàn bộ người dân là Công ty Gia Thịnh dừng khai thác cát để dân đỡ khổ, xã đỡ đau đầu”, ông Hoàng Mạnh Hồng,Chủ tịch UBND xã An Đạo chia sẻ.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân "cát tặc" lộng hành là do địa phương buông lỏng quản lý. Vì vậy, để xảy ra trình trạng khai thác cát trái phép cần phải xử lý nghiêm người đứng đầu.
Ông Hà Kiều Tài, Chủ tịch UBND xã Bình Phú khẳng định các công ty đã dừng hoạt động khai thác cát từ đầu tháng 5 nhưng trên thực tế, hàng chục tàu cuốc vẫn rầm rộ "ăn cát" ngay chân bãi bồi ven sông Lô.
Thời gian qua, tình hình hoạt động kinh doanh, khai thác cát trái phép trên sông Lô (đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Thọ) lại đang diễn ra ngày càng phức tạp gây thất thoát tài nguyên, làm ảnh hưởng tới dòng chảy, môi trường, xói lở bờ bãi, đê điều...
Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương trên cả nước. Điều này không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông mà còn ảnh hướng tới cuộc sống của người dân.
Từ đầu năm 2021, nguồn nước sông Đa Nhim (Lâm Đồng) bẩn đục do bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát của doanh nghiệp. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất rau màu của gần 100 hộ dân trong vùng trong mùa khô hạn hiện nay.
Việc khai thác khoáng sản tại một số địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình tỏ ra tương đối nhức nhối. Thậm chí, có vụ việc các đối tượng khai thác khoáng sản còn ngang nhiên nhốt đoàn kiểm tra khi bị phát hiện vi phạm.
Tình trạng khai thác cát trái phép luôn là vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên các tuyến sông chảy qua một số quận, huyện thuộc TP.Hà Nội vẫn có nhiều đối tượng tổ chức hút trộm cát gây mất an ninh trật tự.
Ngày 15/12, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an cho biết, vừa phối hợp với Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác cát gây xói mòn, sạt lở bờ sông, cử tri tỉnh Long An đề nghị các Bộ, ngành liên quan tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý thật nghiêm các hành vi vi phạm.
Các xe tải hoán đổi thành thùng chở cát trên đường không được che chắn cẩn thận, phóng nhanh vượt ẩu, gây ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh nghiêm trọng.