Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy nồng độ ba loại khí nhà kính chính trong khí quyển đều đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021.
Các nhà khoa học dự báo tình hình biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới sự hình thành của những con sông khí quyển. Các con sông bay trong khí quyển sẽ mang lại lượng mưa lớn chưa từng có tại khu vực Đông Á trong điều kiện trái đất nóng lên.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, do vật chất dưới dạng khí của Trái Đất chuyển ra ngoài không gian nên hành tinh của chúng ta đang thu hẹp lại. Vòng quay của Trái Đất không còn cần đủ 24 tiếng để hoàn thành gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học.
Tầng ozon che chắn toàn bộ Trái Đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ Mặt trời và bảo vệ con người. Có những sự thật đặc biệt về tầng ozon không phải ai cũng biết.
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển Trái Đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.
Một phân tích mới đây về Sao Hỏa cho thấy, thuở sơ khai hành tinh này thậm chí còn ẩm ướt hơn cả Trái Đất, nhưng vì những điều kiện khác nhau, không thể hình thành và duy trì sự sống.
Không chỉ xuất hiện ở trong đất hay nước, hàng nghìn tấn vi nhựa còn lơ lửng trong không khí hay thậm chí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất tới khắp các lục địa, gây ra những rủi ro tiềm tàng cho hệ sinh thái.
Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển Trái đất đã được biết đến gồm: Carbon dioxit (CO2), Dioxit sunfua (SO2), Carbon monoxit (CO), Nitơ oxit (N2O), Chlorofluorocacbon (viết tắt là CFC), Metan (CH4).
Nồng độ CO2 đo được tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, trong tháng trước là 417/1 triệu đơn vị không khí (ppm), cao hơn mức kỷ lục 414,8 ppm vào năm ngoái.
Khí carbon thải ra từ các đám cháy rừng đang hoành hành tại Australia ngang với lượng khí thải carbon do thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon gây ra hồi năm 2019.
Theo các chuyên gia, những gì còn lại là các khoáng chất silicat như đất sét và thạch anh, được cho là đã xâm nhập bầu khí quyển dưới dạng hạt - chính là các hạt bụi 300 triệu năm tuổi.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khí nitơ oxit (N2O - thường được gọi là khí cười) góp phần mạnh mẽ cho sự nóng lên toàn cầu. Việc giữ nhiệt trong khí quyển của nó gấp hơn 265 lần so với carbon dioxide và làm cạn kiệt tầng ozone.