Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định quy định về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn sử dụng của xe cơ giới.
Theo lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, thông tin tất cả xe máy phải kiểm định khí thải từ 1/1/2025 là chưa chính xác. Việc này sẽ thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Tại dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, Bộ Tài chính đề xuất, mức phí cố định đối với các cơ sở xả khí thải là 3 triệu đồng/năm.
Ở các nước phát triển, giai đoạn đầu họ cũng đã đối mặt với nhiều tác động của hoạt động giao thông, đặc biệt là phát thải nhiều chất ô nhiễm. Nhưng dần dần họ đã nhận thức được tác hại to lớn và tìm cách khắc phục.
Giá năng lượng cao vào năm 2022 đã làm tăng đáng kể hiệu quả năng lượng và giảm thiểu sử dụng năng lượng. Loại bỏ các hoạt động sử dụng năng lượng không hiệu quả là một quá trình chuyển đổi năng lượng trong ba thập kỷ tới và sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết: Nồng độ ba loại khí gây hiệu ứng nhà kính chính trong khí quyển (là metan, CO2, nitơ oxit) đều đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021.
Mới đây, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của châu Âu năm 2021 đã tăng tăng 5% so với năm 2020,chủ yếu do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Chính phủ Australia đã ký Cam kết Methane toàn cầu (GMP), thỏa thuận toàn cầu nhằm cắt giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí methane vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2020.
Do sự phát triển của kinh tế, xã hội, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, những phương tiện giao thông được sử dụng ngày càng phổ biến hơn,… điều này là những tác nhân dẫn đến việc ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, khí thải, khói bụi.
Sau 1 thế kỷ, khi nhà khoa học đầu tiên lập luận rằng carbon dioxide có thể giữ nhiệt trong khí quyển và nhiều thập kỷ sau khi BĐKH thành thuật ngữ phổ biến, các quốc gia và ngành công nghiệp đang đưa ra cam kết mới để cắt giảm dấu chân cacbon của họ.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 23/9, các nhóm bảo vệ môi trường đã cảnh báo lượng khí thải carbon từ hoạt động khai thác bitcoin tại Mỹ đang gia tăng với tốc độ chóng mặt và hiện gần tương đương lượng khí thải hằng năm của 6 triệu ô tô.
Vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí hàng đầu trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống và hệ sinh thái.
Dữ liệu này được Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 31/8, cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng bất chấp những nỗ lực hạn chế khí thải.
Việt Nam sẽ đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ các cơ sở sản xuất về sở TN&MT địa phương và Bộ TN&MT.
Ngày 10/1, hãng chuyên nghiên cứu các vấn đề lớn trên toàn cầu Rhodium Group đưa ra thông báo lượng khí thải nhà kính của Mỹ tăng tới 6,2% trong năm 2021 trong bối cảnh nền kinh tế nước này vừa phục hồi trở lại sau đại dịch.
Pháp đã đưa ra giải pháp với vấn đề khí thải từ phương tiện vận tải này bằng cách sử dụng một con diều khổng lồ thay cho tàu chở hàng qua Đại Tây Dương. Con diều khổng lồ hứa hẹn giảm được hơn 20% lượng khí thải trong mỗi chuyến đi.
TP.HCM có hàng triệu người sử dụng xe máy là phương tiện mưu sinh, nhất là người dân nghèo chỉ có thể sử dụng xe máy cũ. Việc thực hiện kiểm tra khí thải xe máy trên thực tế vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Ngày 9/12, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức Thảo luận mở về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Chuẩn bị sớm và tăng cường khả năng chống chịu của người dân trong ứng phó biến đối khí hậu là thực sự cần thiết.
Lượng khí thải, bụi gây ô nhiễm đang tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 phải hoàn thiện kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải.