Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà vừa được khởi công xây dựng tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải (TP.Hải Phòng). Dự án có mục tiêu đưa Cát Bà trở thành đảo du lịch không khí thải carbon đầu tiên tại Việt Nam.
Lợi ích trước mắt của việc nâng cấp hệ thống chiếu sáng đô thị bao gồm giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng, dẫn đến giảm hoá đơn tiền điện và lượng khí thải carbon liên quan.
Việt Nam đứng thứ 15 trong số 60 quốc gia có khả năng bán tín chỉ carbon từ rừng. Về tiềm năng của thị trường, Cục Lâm nghiệp tính toán nước ta có thể bán được 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, thu về khoảng 5.000 tỷ đồng.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2008 được phát động với chủ đề : "Kick The Habit - Towards A Low Carbon Economy” ("Từ bỏ thói quen: Hướng tới một nền kinh tế ít carbon”).
Báo cáo chỉ số Net Zero các quốc gia chỉ rõ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu trong nỗ lực giảm phát thải carbon so với toàn cầu với tỉ lệ 1,2% so với 0,5% trong năm 2021.
Các quốc gia Đông Nam Á đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi than để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng “0”; tăng cường hợp tác, trao đổi giữa những nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng, nâng cao vị thế của khu vực.
Theo nhà vận động chống biến đổi khí hậu, việc xây dựng kế hoạch quốc tế cụ thể nhằm loại bỏ carbon trong các ngành có lượng khí thải cao và giúp các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội tăng trưởng kinh tế carbon thấp.
Việc cung cấp tài chính hiệu quả và công bằng sẽ là chìa khóa để thực hiện trên thực tế các hành động khí hậu. Ước tính, con số này có thể lên tới 1.300 tỷ USD đến năm 2025 và con số này có thể tăng lên 2.400 tỷ USD vào năm 2030.
Theo dữ liệu mới được công bố bởi Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và phòng thí nghiệm tác động khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe nếu lượng khí thải carbon vẫn ở mức cao, có thể gây tử vong gấp đôi so với ung thư
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, để đạt được mục tiêu giảm khí thải, thế giới cần đầu tư 4.000-6.000 tỷ USD/năm trong hàng loạt lĩnh vực như năng lượng tái tạo, phương tiện không phát thải.
Nhằm giúp Chính phủ hoàn thành mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 và không phát thải ròng vào năm 2065, Thái Lan sẽ tiến hành việc thực thi thu thuế carbon bắt đầu vào năm 2023.
Dự án “Sáng kiến hành động khí hậu minh bạch tại Việt Nam” nhằm bước đầu hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng công cụ đánh giá những nỗ lực của các ngành/lĩnh vực trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ứng phó với BĐKH.
Lưới điện thế kỷ 21 - công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng của ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng, giúp các quốc gia thực hiện tốt an ninh năng lượng và trở thành chìa khóa giúp giải quyết khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Bài báo đề cập định lượng hóa phát thải carbon từ các nguồn điện hiện đang phổ biển. Đồng thời đề xuất ý tưởng giúp ngành năng lượng giảm carbon từ các nguồn nhiệt điện từ than, khí, dầu sang nguồn điện gió với mục tiêu giảm carbon và giảm tác động BĐKH.
Ngày 25/5/2022, tại TP.HCM, Unilever Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuỗi giá trị không phát thải khí nhà kính” nhằm khẳng định cam kết hành động vì khí hậu thông qua xây dựng chuỗi giá trị không phát thải khí CO2.
Những năm qua trong các hoạt động thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, người ta thường thấy sự phối hợp giữa Việt Nam với Đan Mạch. Đan Mạch đang nỗ lực hành động vì môi trường.
Kể từ năm 1995 đến nay, giá dầu thô, kim loại, ngũ cốc và các mặt hàng giao dịch quốc tế khác đang tăng với tốc độ nhanh nhất, làm dấy lên lo ngại đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
EU đề xuất lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng sẽ cắt giảm ít nhất 31,9 triệu tấn khí thải carbon hàng năm và tiết kiệm khoảng 3,2 tỷ euro.
Dự luật cấm sử dụng khí đốt tự nhiên tại New York sẽ cắt giảm khoảng 2,1 triệu tấn khí thải carbon vào năm 2040, tương đương với lượng khí thải hàng năm của 450.000 xe ô tô – và tiết kiệm cho người tiêu dùng vài trăm triệu đô la khi sử dụng khí đốt mới.
Thế giới đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh nhiều quốc gia cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chiến lược đền bù carbon trở thành biện pháp then chốt được đẩy mạnh nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu.