Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương có quy mô khoảng 5.300 ha với 7 phân khu chức năng. Theo dự thảo đề án xây dựng, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu kinh tế chuyên biệt này khoảng 338.017 tỷ đồng.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa có buổi làm việc với Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Kỳ Anh để bàn về việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng.
HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết thông qua nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh đến năm 2045. Khu Kinh tế sẽ được quy hoạch với trọng tâm phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến.
Đoàn đại biểu TP.Móng Cái (Quảng Ninh) đã có buổi hội đàm, trao đổi về kết nối liên thông đường sắt Việt - Trung với Đoàn đại biểu TP.Đông Hưng (Trung Quốc).
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức hội nghị, nhằm tiếp xúc doanh nghiệp, phát triển và hướng dẫn thành lập Công đoàn Cơ sở trong Khu kinh tế Hải Phòng.
Tỉnh Lào Cai sẽ có khu công nghiệp cửa khẩu với diện tích 1.000 ha thu hút các dự án hạ tầng, công nghiệp, thương mai, dịch vụ cũng như việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự trong khu vực.
Năm 2023, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo hoạt động xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu tăng trưởng tốt, thu hút được 28 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 838 tỷ đồng.
Vừa qua, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị báo cáo phương án thiết kế quy hoạch tổng thể và Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng.
Thiếu mặt bằng sạch là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉnh Thanh Hóa bị hụt hơi trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư. Giai đoạn 2022-2025, Thanh Hóa đang đặt ra mục tiêu thu hút tổng nguồn vốn FDI và đầu tư trong nước (DDI) đạt khoảng 30 tỷ USD.
UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và phê duyệt kế hoạch kiểm tra 89 dự án đầu tư ngoài khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023.
Ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện đã có nhiều khu, cụm công nghiệp và các làng nghề đi vào hoạt động. Việc kiểm soát nguồn ô nhiễm từ hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường.
Năm 2022, vượt lên nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng.Tuy nhiên, với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng "nóng", địa phương này đã đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
Mới đây, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Dự án Nhà máy sản xuất Pin Lithium do Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VINES làm chủ đầu tư.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ định giá đất sát với giá thị trường và Nhà nước sẽ thu phần chênh lệch địa tô phát sinh để hạn chế đầu cơ và tiêu cực trong quản lý đất đai.
Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và BVMT trong các khu công nghiệp (KCN) đến nay đã từng bước hoàn thiện, đồng bộ, trong đó quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong KCN.
Khu nhà ở cho công nhân thuộc Khu kinh tế Đông Nam sẽ được xây dựng tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 1.700 người lao động.
Đề án Phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư khoảng 75.000-90.000 tỉ đồng.
Lũy kế đến cuối tháng 5/2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam có hơn 10.850 dự án sản xuất kinh doanh còn hiệu lực của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 228,4 tỉ USD.
Hai tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đạt 2,34 tỉ USD và 152.400 tỉ đồng, bằng khoảng 46,2% tổng vốn đầu tư đã đăng ký.
Trong 9 tháng đầu năm, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước ước tính thu hút được 517 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 8,5 tỉ USD.