Thông qua kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng vốn Chương trình thực hiện vào năm 2021, Kiểm toán Nhà nước đã có những phát hiện, đánh giá và khuyến nghị hữu ích để nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Mới đây Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thông tin về các đơn vị tại nhiều địa phương còn nợ thuế Tài nguyên môi trường và phí Bảo vệ môi trường trên 150 tỉ đồng. Tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường do 10 tỉnh chưa nộp gần 120 tỉ đồng.
Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 10 doanh nghiệp nộp thiếu phí bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2017-2022 do chưa nhân thêm hệ số K. Tổng số tiền buộc phải truy thu hơn 309 triệu đồng.
Chiều 27/4, Đoàn công tác của Kiểm toán Nhà nước do đồng chí Ngô Văn Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Nội dung lấy ý kiến nhân dân phải toàn diện, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn của dự án luật, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.
Tại báo cáo kế hoạch kiểm toán năm 2023, Kiểm toán Nhà nước cho biết sẽ dự kiến thực hiện 16 cuộc kiểm toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước; 10 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 5 tổ chức tài chính, ngân hàng.
Trong quá trình triển khai xây dựng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra một số kết luận, kiến nghị chủ đầu tư xử lý.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Ô nhiễm môi trường, suy giảm sinh học và biến đổi khí hậu. Từ đó, kiểm toán môi trường ra đời và trở thành công cụ quản lý sắc bén và hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo Báo cáo về lĩnh vực kiểm toán chuyên đề năm 2022, Kiểm toán Nhà nước dự kiến lựa chọn 25 cuộc kiểm toán chuyên đề, trong đó sẽ kiểm toán đối với phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, quy hoạch phát triển điện lực...
Với vai trò là công cụ quản lý quan trọng trong hệ thống quản lý của một quốc gia, hiện nay Kiểm toán Nhà nước là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm kiểm toán môi trường.
Khi đưa ra so sánh suất đầu tư với các dự án tương tự, Kiểm toán Nhà nước cho rằng tổng vốn đầu tư cho cao tốc Bắc Nam có thể là 130.605 tỷ đồng, thấp hơn con số 146.990 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng, cần thiết phải xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với các bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý và sử dụng nước lưu vực sông Mê Kông.
Kiểm toán Nhà nước sẽ đánh giá công tác quản lý Nhà nước và tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mê Kông, giai đoạn 2016-2020 và trước đó.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã luật hóa trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong lĩnh vực môi trường. Điều này thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của Quốc hội, nhân dân về vai trò của hoạt động kiểm toán trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Chủ đề của cuộc kiểm toán hợp tác được thống nhất lựa chọn là "Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững" trong giai đoạn 2020-2021.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị tỉnh Cà Mau xử lý, khắc phục tài chính tổng số tiền hơn 90 tỉ đồng; trong đó thu hồi, giảm thanh toán với số tiền khoảng 88,7 tỉ đồng...
Chậm ban hành cơ chế chính sách sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường còn lỏng lẻo; công tác xử lý rác thải bất cập; chưa đảm bảo tiến độ xây dựng các dự án xử lý rác thải... Đó là những hạn chế được Kiểm toán nhà nước chỉ ra qua việc kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường và đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải trên địa bàn TP.Hà Nội.