Chủ nhật, 24/11/2024 06:41 (GMT+7)
Thứ ba, 28/05/2024 07:50 (GMT+7)

Lâm Đồng: Tồn tại vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo những khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch thăm do, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc quy hoạch khoáng sản bauxit với diện tích lớn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân khu vực có quy hoạch, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều dự án không triển khai được do chồng lấn quy hoạch bauxit và khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Căn cứ các Quyết định số 326 ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và Quyết định số 227 ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326 ngày 9/3/2022, thì chưa có chỉ tiêu phân bổ đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản của các dự án đề xuất cấp mới (63.2018,7 ha) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nên quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện cũng chưa có cơ sở để cập nhật nội dung quy hoạch theo Quyết định 866 ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lâm Đồng: Tồn tại vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản - Ảnh 1
Việc thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Lâm Đồng còn gặp một số khó khăn.

Bên cạnh đó, đối với các dự án chồng lấn các quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản, việc khai thác khoáng sản khi thực hiện dự án thực hiện theo Điều 65 Luật khoáng sản năm 2010; Thẩm quyền cấp phép thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản 6611/BTNMT-ĐCKS ngày 6/12/2017 yêu cầu các dự án khai thác khoáng sản thuộc trường hợp nêu trên phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét, chấp thuận bằng văn bản.

Từ những vướng mắc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương kịp thời điều chỉnh hoặc cho ý kiến về các nội dung có liên quan làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng, đặc biệt là các dự án đầu tư công, các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng; giảm thiểu diện tích chiếm đất bị ảnh hưởng của các dự án khai thác mỏ,…

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND các địa phương có liên quan đến quy hoạch khoáng sản đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 866/QĐ-TTg và các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (Quyết định số 1277/QĐ-TTg), chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn rà soát, thống kê, cập nhật toàn bộ ranh giới, diện tích, thông tin liên quan đến dự án đã, đang và dự kiến triển khai trên địa bàn có chồng lấn ranh giới với các khu vực nêu tại hai Quyết định trên gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Đồng thời, không triển khai thực hiện dự án chồng lấn với quy hoạch khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét, chấp thuận bằng văn bản theo quy định và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 8258/KH-UBND ngày 21/09/2023 và các văn bản có liên quan.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Tồn tại vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới